Có sự chuyên môn hoá giữa các khâu trong quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 74 - 75)

CBKH thực hiện nhiều khâu trong quy trình tín dụng, từ lúc tiếp xúc khách hàng cho đến khi khoản vay được tất toán. Điều này làm cho quá trình phân tích, đánh giá khách hàng của nhân viên tín dụng không hiệu quả, như đã phân tích ở Chương 2, kết quả là rủi ro do khách hàng không hoàn trả nợ tăng lên.

Do đó, Chi nhánh cần có sự chuyên môn hóa các bước chính trong hoạt động cấp tín dụng. Các khâu sẽ do từng bộ phận chịu trách nhiệm, cụ thể có thể tách bạch, chuyên môn hóa, phân công rõ chức năng các bộ phận các khâu sau:

+ Khâu tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ.

+ Khâu lập tờ trình thẩm định cho vay, ký kết hợp đồng tín dụng.

+ Khâu giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, thu nợ khi đến hạn.

+ Khâu tất toán hợp đồng, lưu hồ sơ khách hàng.

Hồ sơ của khách hàng sau khi đã đầy đủ sẽ được chuyển cho bộ phận phân tích theo từng chuyên ngành. Sau đó, kết quả phân tích sẽ được chuyển cho một bộ phận tiến hành lập tờ trình cho bộ phận ra quyết định.

Hồ sơ sau khi đã được duyệt cho vay sẽ do bộ phận giải ngân lập tờ trình quản lý và giải ngân theo yêu cầu rút vốn của khách hàng, bộ phận này cũng có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thu nợ khi khoản vay đến hạn.

Trong quy trình trên thì giai đoạn phân tích, đánh giá khách hàng là khâu quan trọng nhất. Chi nhánh có thể xem xét hình thành bộ phận nhân viên tín dụng chuyên nghiên cứu, đảm trách phân tích một vài lĩnh vực nào đó. Có thể thành lập phòng chuyên phân tích theo lĩnh vực ngành nghề, hỗ trợ cho nhân viên tín dụng trong khâu phân tích.

Tách bạch phòng khách hàng thể nhân và khách hàng doanh nghiệp, vì đối với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau yêu cầu về năng lực đối với CBKH khác nhau, quy trình thực hiện khác nhau.

Với mô hình tổ chức như trên, có thể giảm được áp lực cho CBKH, CBKH sẽ có thời gian tập trung vào chất lượng công việc, thời gian nghiên cứu kiến thức chuyên ngành được phân công, góp phần hạn chế RRTD. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức như trên cũng có thể hạn chế được những rủi ro mang tính chủ quan của nhân viên tín dụng mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)