Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 39 - 42)

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008 (theo giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP ngày 23/5/2008 của NHNN và giấy chứng nhận giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà nội cấp lần đầu ngày 2/6/2008) sau khi thực hiện kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.

Trải qua 46 năm xây dựng và phát triển, VCB luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… VCB đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như: cho vay (khoảng 10%), tiền gửi (khoảng 12%), thanh toán quốc tế (khoảng 23%), thanh toán thẻ (khoảng 55%)… Với thế mạnh về công nghệ hiện đại, xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng đến gần khách hàng” như: dịch vụ internet banking, VCP-Money (Home banking), SMS Banking, Phone banking…

Từ một ngân hàng chuyên phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 sở giao dịch, hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 1 công ty tại Hồng kông, 4 công ty liên doanh,3 công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Bên cạnh đó VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với 11.183 máy

ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ mạng lưới 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với bề dày kinh nghiệm với đội ngũ tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường, và trình độ về ngoai ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao…, VCB vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung như hơn 4 triệu khách hàng cá nhân.

Vị thế của VCB trong ngành ngân hàng thể hiện qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của các ngân hàng giai đoạn 2007 - 2009

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000

Argribank BIDV VCB Vietinbank ACB Sacombank

2009 2008 2007

Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng giai đoạn 2007 - 2009

0 5.000 10.000 15.000 20.000

Argribank VCB BIDV VietinbankSacombank ACB

2009 2008 2007

Biểu đồ 2.3: Huy động vốn của các ngân hàng giai đoạn 2007 - 2009

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000

ArgribankVietinbank BIDV VCB ACB Sacom bank

2009 2008 2007

Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay của các ngân hàng giai đoạn 2007 - 2009 0 100.000 200.000 300.000 400.000

Argribank BIDV Vietinbank VCB ACB Sacom bank

2009 2008 2007

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng giai đoạn 2007 - 2009

0% 1% 2% 3% 4% 5%

BIDV Argribank VCB Sacombank Vietinbank ACB

2009 2008 2007

Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng giai đoạn 2007 - 2009

0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000

VCB Vietinbank BIDV ACB ArgribankSacom bank

2009 2008 2007

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng giai đoạn 2007-2009)[5]

Số liệu thể hiện qua các biểu đồ trên là một minh chứng cho sự nỗ lực, quyết tâm của VCB với phương châm “An toàn – Chất lượng – Tăng trưởng – Hiệu quả”, tiếp tục

khẳng định vị thế là một ngân hàng có truyền thống lâu đời, hàng đầu tại Việt Nam và ảnh hưởng ngày càng tăng trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)