Hoạt động của VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn nói riêng và của hệ thống VCB nói chung chỉ có thể thực sự hiệu quả khi có sự định hướng, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt
từ VCB HSC. Trong công tác hạn chế RRTD dù Chi nhánh đã rất chủ động trong phạm vi khả năng của mình, nhưng nếu không có sự hỗ trợ của VCB HSC sẽ khó có thể đạt được kết quả tốt nhất. Để hoàn thiện các giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề hiện nay tại VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn và nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại các chi nhánh khác trong toàn hệ thống, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị đối với VCB HSC như sau:
Thứ nhất, trong công tác đào tạo cán bộ, cần nâng cao vai trò của trung tâm đào
tạo VCB với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, chủ động thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý trong các hoạt động ngân hàng nói chung và quản lý RRTD nói riêng giữa các chi nhánh…. Ngoài ra cần chú trọng việc xây dựng chính sách khen thưởng rõ ràng, hợp lý nhằm khích lệ cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống.
Thứ hai, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh gắn với từng địa bàn cụ thể, nhằm hạn chế được những rủi ro do chi nhánh chạy theo xu hướng thị trường bỏ qua những tiêu chuẩn chất lượng trong hoạt động tín dụng. Muốn làm được điều này, phòng chính sách tín dụng VCB HSC phải có bộ phận cập nhật thông tin thị trường trên từng địa bàn, thông tin cảnh báo rủi ro, các lĩnh vực kinh doanh có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro cao một cách thường xuyên… các thông tin này một mặt tạo cơ sở để VCB HSC đưa ra chính sách tín dụng đúng đắn, mặt khác hỗ trợ các chi nhánh trong việc nhận biết các dấu hiệu rủi ro để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Thứ ba, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thông qua việc không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng là công cụ chủ đạo để ngăn ngừa RRTD, quy trình tín dụng chặt chẽ, được tuân thủ nghiêm ngặt sẽ góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa rủi ro tại ngân hàng. Như đã phân tích ở phần thực trạng, tồn tại nổi bật của quy trình tín dụng đang áp dụng tại VCB hiện nay là một CBKH tham gia quá
nhiều khâu trong việc cho vay, làm ảnh hưởng đến chất lượng lượng tín dụng và dễ phát sinh các rủi ro đạo đức. Chưa có sự tách biệt công việc giữa đối tượng khách hàng thể nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong phạm vi của chi nhánh có thể tạm thời phân tách để nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro. Tuy nhiên việc điều chỉnh, hoàn thiện quy trình tín dụng một cách toàn diện thuộc thẩm quyền của VCB HSC. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với VCB HSC là phải xây dựng quy trình tín dụng đảm bảo hạn chế tối đa những tồn tại như đã phân tích. Các hướng giải pháp như chuyên môn hoá các khâu trong quy trình tín dụng, thành lập phòng khách hàng thể nhân tách bạch với phòng khách hàng doanh nghiệp
Thứ tƣ, không ngừng hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đảm bảo hệ
thống này là công cụ đo lường hiệu quả trong việc phòng ngừa và hạn chế RRTD.
Thứ năm, cần đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ. Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng đúng đắn, hợp lý nhưng thiếu sự tuân thủ là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến RRTD tại các chi nhánh. Quy mô ngân hàng ngày càng phát triển đòi hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ phải theo kịp để có thể kiểm soát được hoạt động của các chi nhánh. Bên cạch việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ, hệ thống kiểm soát nội bộ cần thực hiện mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của các chi nhánh để đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Thứ sáu, VCB xem xét việc thành lập bộ phận chuyên môn hỗ trợ các chi nhánh
trong việc xử lý nợ xấu, hình thức thành lập có thể theo cụm các chi nhánh. Hiện nay các chi nhánh vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn do không có bộ phận chuyên môn. Khi nợ xấu phát sinh, CBKH quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm nhắc nhở thu hồi nợ, nhưng hầu hết chưa chủ động theo dõi, đề xuất các biện pháp xử lý thích hợp, khi khách hàng bất hợp tác còn e ngại trong việc sử dụng các biện pháp mạnh hơn như khởi kiện ra tòa, một phần là do tốn kém nhiều thời gian, mặt khác nhiều cán bộ chưa có kinh nghiệm, hiểu biết về quy định pháp luật trong quá trình tố tụng, việc tiếp xúc với các cơ quan
pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Công tác xử lý nợ xấu sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn nếu được bộ phận chuyên môn chú trọng thực hiện. Điều này không những góp phần thu hồi nhanh chóng các khoản nợ xấu, mà còn có tính răn đe đối với những khách hàng bất hợp tác đối với ngân hàng.
Với nỗ lực không ngừng của bản thân các chi nhánh, cùng với sự quản lý, giám sát, hỗ trợ của VCB thông qua việc lựa chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt; ban hành những chính sách hợp lý, đúng đắn trong từng thời kỳ; xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ kiểm soát việc cấp và thu hồi gốc lãi khoản tín dụng những yếu tố này là nhân tố quyết định hiệu quả trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD.