Dịch vụ Western Union: Mặc dù BIDV đã ký kết với nhiều đối tác khác nhau để thực hiện việc chuyển và chi trả kiều hối như: chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh sở giao dịch 2 ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 66 - 68)

thanh toán do Alfardan phát triển, kết nối qua mạng internet có tên là AFX FAST REMIT (AFX) hoặc chi trả kiều hối theo các hợp đồng với một số ngân hàng (Korea Exchange Bank-KEB, Metrobank, VID Public Bank…), tuy nhiên nổi trội nhất trong các chương kênh chi kiều hối tại CN.SGD2 chính là hệ thống thanh tốn Western Union.

Kết quả dịch vụ Western Union tịa CN.SGD2 đã đạt được thành tựu rất đáng kể trong đó phải kể đến đó là do hoạt động hiệu quả của phòng giao dịch Thương xá Tax (24/7), cũng như việc mở các đại lý phụ về dịch vụ này.

Theo số liệu của NHNN Chi nhánh Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2012, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM khoảng 1,9 tỷ USD, giảm 500 triệu USD so với cùng kỳ năm trước do nền kinh tế khó khăn chung đã ảnh hưởng nhất định đến lượng tiền chuyển về Việt Nam. Mặt khác do thị trường chứng khốn, bất động sản, chính sách khống chế trần lãi suất USD,… nên các khoản tiền đầu tư vào kênh đầu tư khác cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, tổng số món WU của tồn chi nhánh đến 31/12/2012 đạt 15.618 món, tăng 1,7 lần so với cả năm 2011 (chiếm tỷ trọng 30% địa bàn và 8% hệ thống) với tổng số phí thu được là 825 triệu đồng, tương đương 87% so với cùng kỳ (950 triệu đồng).

Trong năm 2011, CN.SGD2 là chi nhánh dẫn đầu hệ thống về thu dịch vụ WU, trong năm 2012, CN.SGD2 tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu trên địa bàn TP.HCM. So với năm 2011, trên địa bàn TP.HCM chỉ mới thu được khoảng 33%, nghĩa là đã có sự sụt giảm trong hệ thống BIDV trên địa bàn. Thị phần của CN.SGD2 cũng sụt giảm, từ 50% còn 33% tổng thu trên địa bàn.

Một số yếu tố ảnh hưởng giảm đến phí WU: do mạng lưới chi trả kiều

hối giảm, cụ thể: trong quý 1/2012, Phòng Giao Dịch Số 1 sáp nhập BIDV Chi nhánh Bến Thành; đến đầu Quý 2/2012, đại lý phụ ngân hàng TMCP

Phương Nam đạt đủ điều kiện để trở thành Đại lý phụ chính thức với Cơng ty WU (số món và phí của Phương Nam Bank chiếm khoảng 65% tổng số món giao dịch và phí của chi nhánh); sự sụt giảm giao dịch tại các Đại lý phụ do hoạt động không hiệu quả kéo dài dẫn đến thanh lý hợp đồng Đại lý phụ trước thời hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh sở giao dịch 2 ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 66 - 68)