8. Cấu trúc luận văn
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm
Тлегенова Т. Е cho rằng trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan. Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S. quan niệm rằng trải nghiệm là q trình tích lũy kiến thức kinh nghiệm thực tế; bao gồm kiến thức và kỹ năng mà người học tích lũy qua thực tiễn, hoạt động. Trải nghiệm là kết quả của sự
tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [26, trang 42].
Qua nghiên cứu các tài liệu, có thể khái quát về trải nghiệm như sau: Trải nghiệm là một phạm trù, được đúc rút từ toàn bộ các hoạt động của con người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí. Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa.
Trải nghiệm là một phạm trù của nhận thức luận, được đúc kết từ sự thống nhất của hoạt động tình cảm – nhận thức.
Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được và có cảm giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế bên ngồi của các đối tượng và tình huống (nhận thức), hoặc các thực tại của trạng thái ý thức (quan niệm, những kỷ niệm, xúc động…).
Trong các nghiên cứu tâm lý học, kinh nghiệm thường được coi là năng lực của cá nhân, ví dụ Platon K.K. nhận định trải nghiệm cũng như sự tích lũy của hiểu biết và năng lực (cá nhân, nhóm) hình thành trong q trình hoạt động, đào tạo và giáo dục, trong đó tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, khả năng và thói quen. Dưới góc độ của tâm lý học giáo dục, A. N. Leontiev đã giải quyết được vấn đề trải nghiệm của nhân loại: “Trong cuộc đời mình, con người đã đồng hóa kinh nghiệm của nhân loại, kinh nghiệm của những thế hệ trước. Nó diễn ra dưới hình thức nắm vững kiến thức và ở mức độ làm chủ kiến thức”. Trong các tài liệu sư phạm học, lý thuyết về trải nghiệm trở thành đối tượng nghiên cứu.
Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một vài ý nghĩa sau: Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trong q trình giáo dục và đào tạo chính quy, cụ thể: Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ sở giáo dục, thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu tham khảo, không được giảng dạy trong nhà trường hoặc thông qua hoạt động thực tiễn…
Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể. Kinh nghiệm giảng dạy là hệ thống các phương pháp đào tạo được giáo viên đúc kết và cải thiện dần trong quá trình làm việc thực tế của mình.
Một số nhà nghiên cứu sư phạm (Ю.К. Бабанский, В.И. Бондаревский, А.Н. Кузибецкий, М.Р. Львов, Э.И. Моносзон, М.Н. Скаткин...) xem xét thuật ngữ trải nghiệm qua khái niệm “thực hành” (practice), có nghĩa là, xem xét nó trong việc tiến hành q trình đào tạo, cũng như kết quả của nó. Chính vì vậy, M.N. Skatkin đã kết luận rằng: “theo nghĩa rộng, trải nghiệm được hiểu là sự thực hành trong quá trình đào tạo và giáo dục”. Việc phân định giữa trải nghiệm và thực hành, theo ý kiến của Тлегенова Т. Е., trải nghiệm mang hàm nghĩa rộng hơn thực hành vì nó đóng một vai trị là nền tảng của tri thức và là tiêu chí để nhận biết sự thật. Nói chung, các tác giả đều cơng nhận trải nghiệm là mối quan hệ thực tế giữa chủ thể và đối tượng. Ý nghĩa của điều này là chúng ta cố gắng để có các trải nghiệm một cách chủ động, có tính cách mạng và có ý thức [26].
Theo Wikipedia: Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiện hoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó. Trong triết học, thuật ngữ “kiến thức qua thực nghiệm” chính là kiến thức có được dựa trên trải nghiệm. Một người trải nghiệm nhiều ở một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể được coi như chuyên gia của lĩnh vực đó. Khái niệm “trải nghiệm” dùng để chỉ phương pháp làm ra kiến thức hay quy trình làm ra kiến thức chứ không phải là kiến thức thuần túy được đưa ra, là kiến thức dùng để đào tạo nghề nghiệp chứ không phải là kiến thức trong sách vở. Nhận thức luận có bản chất là “trải nghiệm”.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng bản chất trải nghiệm của con người có sự thay đổi về chất từ thời kì tiền hiện đại đến thời kì hiện đại và hậu hiện đại.
Người ta phân biệt các trải nghiệm khác nhau như trải nghiệm vật chất, trí truệ, tình cảm, tinh thần, gián tiếp và mô phỏng:
Trải nghiệm vật chất (Physical Experiences): Trải nghiệm vật chất xảy ra bất cứ khi nào đối tượng hay mơi trường thay đổi. Nói cách khác, trải nghiệm vật chất liên quan đến những trải nghiệm có thể quan sát được. Nó là hình thức bên ngoài của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng. Triết lí “trăm nghe không bằng một thấy” hay “Đi một đàng học một sàng khôn” theo chúng tôi là đề cao trải nghiệm của con người và có thể xếp vào loại Trải nghiệm vật chất.
Trải nghiệm tinh thần (Mental Experiences): Trải nghiệm tinh thần liên quan đến các khía cạnh trí tuệ và ý thức, là sự kết hợp giữa tư duy, nhận thức, trí nhớ, cảm xúc, ý chí và tưởng tượng. Nó bao gồm cả các q trình nhận thức vơ thức. Theo chúng tơi, trải nghiệm này thường được sử dụng trong việc học tập các môn học (đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên) hoặc việc học được một khái niệm nào đó khơng có chủ định (Ví dụ như làm nhiều một dạng bài tốn nào đó rồi tự dưng phát hiện ra ngun lí chung của việc giải những bài tốn này). Có thể nói, Trải nghiệm tinh thần là hình thức bên trong của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng.
Trải nghiệm tình cảm (Emotional Experiences): Trải nghiệm tình cảm được diễn ra khi yêu hay kết bạn. Yêu là trải nghiệm tình cảm. Khái niệm trải nghiệm tình cảm cũng xuất hiện trong khái niệm đồng cảm.
Trải nghiệm xã hội (Social Experiences): Lớn lên, sinh sống trong xã hội, con người hình thành trải nghiệm xã hội. Trải nghiệm xã hội cho con người kĩ năng và thói quen cần thiết để sống trong xã hội của mình, chia sẻ kinh nghiệm, hình thành các chuẩn mực, phong tục, truyền thống, giá trị, vai trò xã hội, biểu tượng và ngôn ngữ. Trong học tập, việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động thực tế tại nhà máy, trang trại, câu lạc bộ, hoạt động trao đổi, thảo luận… giúp trẻ có trải nghiệm xã hội, hình thành nhân cách. Hoạt động này mang tính chất thuần tuý người, đặc trưng cho phạm trù người. Lúc này,
hoạt động của cá nhân khơng cịn là của riêng một cá nhân, mà là của một cộng đồng người, trong một thời điểm xác định.
Trải nghiệm mô phỏng (Virtual and Simulation Experiences): Sử dụng máy tính cũng có thể giúp con người có trải nghiệm. Đóng vai cũng giúp ta trải nghiệm. Sử dụng trò chơi video cũng giúp trải nghiệm , trải nghiệm có tính chất mơ phỏng cuộc sống thực. Loại trải nghiệm này thể hiện phương thức trải nghiệm, còn nội dung trải nghiệm là các tình huống giả định với cuộc sống thực nhằm giúp trẻ giải quyết các vấn đề đặt ra.
Trải nghiệm chủ quan (Subjective Experiences): Trải nghiệm chủ quan liên quan đến trạng thái, cảm nhận chủ quan của người nào đó về hiện thực, một hiện thực mà dựa trên sự tương tác của cá nhân người đó với mơi trường. Trải nghiệm chủ quan dựa vào năng lực của cá nhân để xử lí tình huống trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân từng học sinh.
Qua các khái niệm của các tác giả và các loại trải nghiệm, theo chúng tôi: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm cảm xúc tích cực, chủ động thực hành, tự tạo kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ cho bản thân dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô giáo.
1.2.3. Chủ đề môn học, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học
1.2.3.1. Chủ đề môn học
Chủ đề môn học là những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau trong một môn học hoặc liên môn, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của mơn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, mơn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế
hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Trong trường phổ thông việc dạy học theo chủ đề môn học giúp cho các em học sinh chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề. Kiến thức không bị dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thu được là những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ. Mức độ hiểu biết của các em sau phần học không chỉ là Hiểu, Biết, Vận dụng mà cịn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá.
1.2.3.2. Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học
Dạy học theo hướng trải nghiệm theo chủ đề môn học là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học ở trường giúp các em học sinh có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn, được tương tác trực tiếp với đối tượng trải nghiệm trong mơn học, học sinh được hịa mình vào đời sống xã hội sẽ có thêm những hiểu biết, học thêm được kinh nghiệm giao tiếp, để làm tăng thêm vốn sống của mình, để rèn luyện trở thành người có nhân cách. Do vậy có thể hiểu dạy học theo hướng trải nghiệm theo chủ đề môn học là một trong những hoạt động của giáo dục ngoài giờ lên lớp được xây dựng dựa trên sự dẫn dắt của giáo viên thông qua một chủ đề mà giáo viên đã tích hợp từ các bài học hoặc các mơn học có sự giao thoa về kiến thức, kỹ năng...
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa cho rằng: “Trải nghiệm theo chủ đề môn học là việc tổ chức hoạt động giáo dục tiếp nối các hoạt động dạy và học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt động nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh” [26].
Xuất phát từ vị trí, vai trị của dạy học trải nghiệm thì hiện nay trong chương trình cải cách giáo dục phổ thơng, dạy học theo hướng trải nghiệm đã trở thành chương trình bắt buộc và là một bộ phận trong q trình giáo dục tồn diện cho học sinh.
Như vậy có thể hiểu: Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề mơn học là q
trình trong đó người dạy (giáo viên) có vai trị tổ chức, điều khiển, dẫn dắt, định hướng người học tham gia vào các hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề cụ thể của môn học nhằm phát huy vốn hiểu biết, kinh nghiệm của người học, giúp người học chủ động thực hành, tự tạo kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ cho bản thân đáp ứng được các mục tiêu của hoạt động dạy học.
Do vậy, quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học cần phải được thiết kế dựa trên vốn kinh nghiệm của HS và khơi gợi sự hứng thú, trí tị mị thúc đẩy HS tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Trong hoạt động trải nghiệm, việc HS tích cực, chủ động tiến hành trải nghiệm quan trọng hơn kết quả của q trình đó.
1.2.4. Chương trình giáo dục phổ thơng mới, mơn khoa học tự nhiên
1.2.4.1. Chương trình giáo dục phổ thơng mới
Chương trình giáo dục phổ thơng là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thơng.
Chương trình giáo dục phổ thông mới là Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành năm 2018 bao gồm chương trình tổng thể và 27 Chương trình mơn học, hoạt động giáo dục [6].
Chương trình giáo dục phổ thơng mới có điểm khác so với chương trình trước đây:
Thứ nhất, Chương trình giáo dục phổ thơng mới được xây dựng theo mơ hình phát triển năng lực, thơng qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy khơng nhằm mục đích tự thân.
Thứ hai, chương trình giáo dục phổ thơng mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 29, Nghị quyết 88 và Quyết định 404, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số mơn học trong chương trình hiện hành để tạo thành mơn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo về nội dung giáo dục, giảm hợp lí só mơn học. Đồng thời thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, HĐ trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.
Thứ ba, chương trình giáo dục phổ thơng mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng mơn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Viêc xây dựng Chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.
Thứ tư, chương trình giáo dục phổ thơng mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ độngvà trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
1.2.4.2. Mơn khoa học tự nhiên
Theo chương trình giáo dục phổ thơng mới [6], môn khoa học tự nhiên là
môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của các mơn Vật lý, Hố học, Sinh học và Khoa học trái đất.
Mơn Khoa học tự nhiên hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các mơn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người cơng dân có trách nhiệm,