- Chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với KTTN
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển KTT Nở Việt Nam
Tìm ra được những bài học kinh nghiệm về giải pháp phát triển KTTN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam. Từ những kinh nghiệm về chính sách của Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, chúng ta có thể đúc kết những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
- Nhà nước cần tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp khu vực KTTN phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, cạnh tranh lành mạnh, nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn ngoại lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.
- Chính phủ cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ. Ngoài ra, Chính phủ cần định hướng phát triển các doanh nghiệp theo các lĩnh vực trọng điểm là đẩy mạnh giải quyết việc làm, tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Trong thực tế, với khả năng giải quyết việc làm của Chính phủ còn nhiều hạn chế, sức tiêu dùng của người dân ngày càng tăng lên thì định hướng này được xem là phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp phù hợp với đặc tính của ba giai đoạn chính của phát triển doanh nghiệp (i) Khởi nghiệp: đơn giản hóa thủ tục thành lập, hỗ trợ vốn khởi nghiệp, ưu đãi về thuế, ưu đãi về tiền thuê đất … (ii) Nuôi dưỡng và thúc đẩy tăng trưởng: hỗ trợ tài chính để đổi mới công nghệ, thương mại hóa sản phẩm công nghệ mới … (iii) Tăng trưởng: ổn định nhân lực, củng cố điều kiện làm việc, xây dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu cho doanh nghiệp. Ngoài chính sách tài chính, Chính phủ cần dành những khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi và thời gian dài cho các doanh nghiệp thuộc KTTN để đầu tư đổi mới công nghệ. Cần có chính sách về tín dụng nhằm hỗ trợ đủ vốn để đảm bảo sản xuất kinh doanh cho KTTN như thành lập các ngân hàng
chuyên cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp khu vực KTTN, có thể chuyển Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương thành ngân hàng chuyên cho vay KTTN.
Kết luận chương 1:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, KTTN không ngừng phát triển và lớn mạnh khẳng định được vai quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. KTTN phát triển được là nhờ sự đổi mới về quan điểm của Đảng về phát triển KTTN, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách thuận lợi tạo điều kiện để khu vực KTTN phát triển, một trong những chính sách đó là chính sách về tín dụng ngân hàng đối với KTTN. Nội dung chương 1, tác giả đã đưa ra những lý luận cơ bản về KTTN và tín dụng ngân hàng.
-Đối với KTTN đã nêu lên được khái niệm về KTTN, đặc điểm của KTTN ở Việt Nam và vai trò của KTTN trong nền kinh tế.
- Về tín dụng ngân hàng, tác giả đã khái quát về khái niệm tín dụng ngân hàng, vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của KTTN và những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng ngân hàng cho khu vực KTTN.
- Chính sách tín dụng đối với KTTN ở một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và bài học kinh nghiệm cho phát triển KTTN ở Việt Nam.
Những lý luận cơ bản về KTTN và tín dụng ngân hàng là cơ sở để phân tích thực trạng tín dụng đối với KTTNở chương 2 của luận văn.
CHƯƠNG 2