Lựa chọn các yếu tố để khảo sát, đánh giá mức độ quan trọng liên quan vay vốn ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 46 - 49)

- Chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với KTTN

2 Ngu động c ồ nv ủa BIDV ốn huy Gia La

2.4.3. Lựa chọn các yếu tố để khảo sát, đánh giá mức độ quan trọng liên quan vay vốn ngân hàng

vay vốn ngân hàng

Để vay được vốn ngân hàng cần có sự kết hợp từ hai phía đó là ngân hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đảm bảo được những điều kiện bắt buộc do ngân hàng quy định phù hợp với pháp luật và quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như những quy định riêng có của từng ngân hàng nhằm hạn chế rủi

ro trong cho vay. Về phía ngân hàng phải đảm bảo được những yêu cầu từ phía doanh nghiệp về những quyền lợi của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo yêu cầu cạnh tranh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường nhằm hướng đến phục vụ ngày càng tốt cho khách hàng để gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể:

- Về phía doanh nghiệp:

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất kinh

doanh, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả thì có nhiều khả năng được ngân hàng chấp nhận cho vay vì có khả năng trả được nợ vay. Ngược lại, dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ kém hiệu quả sẽ khó được ngân hàng chấp nhận cho vay vì dễ gặp rủi ro do không đảm bảo trả được nợ.

+ Khả năng trả nợ: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp có thể được xác định

từ nhiều nguồn khác nhau, như từ chính dự án đầu tư, phương án xin vay vốn, nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh khác, từ bán các tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu… doanh nghiệp chứng minh được khả năng trả nợ vay thì ngân hàng dễ chấp nhận cho vay vốnvà doanh nghiệp có cơ hội vay được tiền.

+ Tài sản bảo đảm nợ vay: Tài sản bảo đảm nợ vay là yếu tố quan trọng để

ngân hàng xem xét khi quyết định cho vay, đây là biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. Doanh nghiệp cung cấp nhiều biện pháp bảo đảm thì có thể được Ngân hàng xem xét cho vay vốn nhiều hơn.

+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đầy đủ, minh bạch: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đầy đủ và minh bạch là cơ sở chứng minh năng lực tài chính để ngân hàng xem xét cho vay. Nếu doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ báo cáo tài chính và báo cáo tài chính thiếu minh bạch thì ngân hàng sẽ dè dặt và thận trọng hơn khi quyết định cho vay, doanh nghiệp sẽ vay được ở mức vayhạn chế hơn.

+ Triển vọng ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh mà doanh

nghiệp đang hoạt động xin vay vốn nếu đang và sẽ có triển vọng phát triển trong tương lai thì ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay. Ngược lại, lĩnh vực hoặc ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động kém phát triển, có nhiều hạn chế, khó khăn trong thời gian tới thì ngân hàng sẽ hạn chế cho vay vì dễ gặp rủi ro.

+ Tỷ trọng vốn đối ứng của doanh nghiệp tham gia vào dự án, phương án

vay vốn: Doanh nghiệp có vốn đối ứng càng cao, càng chứng tỏ năng lực tài chính

của doanh nghiệp mạnh và trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Ngân hàng tham gia vốn vào dự án, phương án vay với tỷ lệ vốn vay càng thấp thì mức độ an toàn càng cao và ngược lại cho vay tỷ lệ cao sẽ có nhiều rủi ro hơn.

+ Lịch sử quan hệ của khách hàng: Ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho

khách hàng bao giờ cũng xem xét đến yếu tố lịch sử quan hệ của khách hàng, xem xét mức độ tín nhiệm trong sử dụng vốn và trả nợ ngân hàng. Doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tốt, có uy tín trong vay và trả nợ vay được ngân hàng tín nhiệm thì dễ được chấp nhận cho vay vốn và có thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp mới quan hệ hoặc lịch sử quan hệ không tốt, thường xuyên vi phạm hợp đồng tín dụng, tín nhiệm mức thấp hoặc không tín nhiệm thì ngân hàng sẽ hạn chế cho vay hoặc không cho vay.

+ Quy mô doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp cũng là yếu tố để ngân hàng

xem xét cho vay, thông thường doanh nghiệp có quy mô tài sản và quy mô hoạt động lớn dễ dàng vay được vốn ngân hàng hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

- Về phía ngân hàng

+ Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay là giá bán vốn cho khách hàng được sử dụng số vốn đó trong một thời gian nhất định. Nếu lãi suất cho vay thấp và hợp lý, việc vay vốn kinh doanh đảm bảo có lãi sẽ được doanh nghiệp chấp nhận và vay nhiều hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, lãi suất cho vay cao, doanh nghiệp sẽ hạn chế vay hoặc không vay vì chi phí lãi cao kinh doanh không hiệu quả.

+ Thời gian xem xét quyết định cho vay của ngân hàng: Thời gian xem xét

quyết định cho vay của ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng khi vay vốn. Nếu thời gian xem xét cho vay nhanh doanh nghiệp sẽ chớp được cơ hội kinh doanh và ngược lại sẽ là bỏ lở cơ hội kinh doanh, khi đó doanh nghiệp sẽ không vay. Đồng thời đây cũng là tiêu chí trong cạnh tranh của ngân hàng, thực tế nếu thời gian giải quyết hồ sơ vay chậm, kéo dài doanh nghiệp sẽ bỏ đi vay ngân hàng khác.

Nếu điều kiện thanh toán trả nợ gốc và lãi vay do ngân hàng đưa ra phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn, nguồn trả nợ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ mạnh dạn vay nhiều hơn. Ngược lại, điều kiện thanh toán trả nợ do ngân hàng đưa ra khắt khe, không phù hợp thì doanh nghiệp sẽ không vay hoặc vay với mức hạn chế vì nhiều khả doanh nghiệp sẽ khó thực hiện được, dễ dẫn đến vi phạm hợp đồng tín dụng.

+ Thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng: Sự tận tâm, nhiệt tình và niềm nở của cán bộ tín dụng trong hướng dẫn thủ tục vay vốn cho khách hàng; sự trung thực, khách quan trong thẩm định cho vay sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng khi đến xin vay vốn ngân hàng. Cán bộ tín dụng thiếu nhiệt tình, gây khó khăn cho khách hàng sẽ là cản trở lớn cho doanh nghiệp khi tiếp cận vay vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 46 - 49)