Xây dựng quy trình tín dụng đối với kinht ế tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 78 - 81)

. Tổ chức thật tốt công tác chăm sóc khách hàng Tiến hành phân nhóm khách hàng, lập danh sách và phân công trách nhiệm cho cá nhân và đơn vị

3.5.2.3. Xây dựng quy trình tín dụng đối với kinht ế tư nhân

Một là, Rút ngắn thời gian thẩm định giải quyết hồ sơ vay vốn

Kết quả mô hình khảo sát thì thời gian xét duyệt cho vay của ngân hàng (TGXD) ảnh hưởng đến khả năng gia tăng vay vốn của doanh nghiệp (DUNO) nhưng quan hệ nghịch biến (Hệ số hồi quy – 3.836,283157), điều đó chứng tỏ thời gian giải quyết cho vay của ngân hàng chưa nhanh. Thực trạng hiện nay các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khu vực tư nhân còn ít am hiểu về thủ tục vay vốn ngân hàng. Về phía BIDV xây dựng quy trình cấp tín dụng áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và không phân biệt quy mô. Với quy trình hiện nay, các DNNN, các CTCP đại chúng không gặp khó khăn nhưng phần lớn các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập hầu như còn lúng túng, chưa am hiểu thủ tục vay vốn ngân hàng nên khi tiếp cận lập hồ sơ phải bổ sung, làm lại nhiều. Một thực trạng xẩy ra là một khi doanh nghiệp đáp ứng được thủ tục vay vốn với nhu cầu vay không lớn thì thời gian xét duyệt cũng mất nhiều thời gian vì phải thực hiện đủ trình tự các bước xét duyệt cho vay. Doanh nghiệp chậm được nhận tiền, chậm thanh toán tiền hàng nên bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp chuyển vay ngân

hàng khác. Chính điều này qua khảo sát thực tế doanh nghiệp chưa đánh giá cao về thời gian xét duyệt cho vay của BIDV Gia Lai, kết quả phân tích cho thấy dấu của biến (TGXD) là dấu âm, nghịch biến với dư nợ vay. Để khắc khục tình trạng trên, nên xây dựng riêng quy trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp loại nhỏ và siêu nhỏ theo hướng đơn giản hóa thủ tục ở mức tối đa có thể để phù hợp với đặc điểm của đối tượng này; Quy trình cũng quy định rõ thời gian tối đa để cấp một khoản tín dụng trong đó phân ra cụ thể thời gian ở các khâu và công khai cam kết thời gian xử lý hồ sơđể khách hàng biết và giám sát như công khai về thủ tục vay vốn. Cùng với cam kết về thời gian xét duyệt cho vay, công tác kiểm tra phải thực hiện thường xuyên để xử lý những trường hợp vi phạm về thời gian xử lý hồ sơ, chất lượng hồ sơ nhằm nhắc nhỡ cán bộ thực hiện nghiêm túc; kiểm tra năng lực của cán bộ đảm bảo cán bộ luôn hướng dẫn khách hàng lập thủ tục nhanh chóng, không phải bổ sung nhiều lần.

Hai là, Phân tích tài chính doanh nghiệp định kỳ thường xuyên hơn

Yếu tố tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp (DUNO), cụ thể hệ số hồi quy của BCTC là 4.416,149582. Để mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân, BIDV Gia Lai yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính và tiến hành phân tích một cách thường xuyên, đồng thời định kỳ đào tạo kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp cho cán bộ tín dụng, giao Phòng Quản lý rủi ro giám sát và phân tích lại đối với Doanh nghiệp có dấu hiệu khó khăn nhằm gia tăng tín dụng, kiểm soát an toàn tín dụng.

+ Đối với doanh nghiệp đang quan hệ: Định kỳ hàng quí, 6 tháng hoặc năm

tùy theo đặc điểm kinh doanh từng doanh nghiệp, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính để tiến hành phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh. Qua kết quả phân tích báo cáo tài chính sẽ thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh cho vay phù hợp. Nếu tài chính doanh nghiệp ổn định và tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả, ngân hàng sẽ tiếp tục cấp tín dụng và đáp ứng đủ nhu cầu vốn hợp lý theo đề nghị của khách hàng. Ngược lại, tình hình tài chính doanh nghiệp có chiều hướng xấu đi, kinh doanh khó khăn hoặc thua lỗ, ngân hàng sẽ cùng doanh nghiệp phân tích nguyên

nhân, bàn các giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, ngân hàngxem xét duy trì bằng cách thu nợ và cho vay lại bằng mức vay cũhoặc giảm dần dư nợ, hoặc cơ cấu nợ. Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng khôi phục kinh doanh, ngân hàng giảm dần dư nợ có thể tính đến việc thu hết nợ và có thể kết hợp các biện pháp khác theo chế tài tín dụng để tăng cường kiểm soát hạn chế rủi ro cho ngân hàng và giành vốn cho doanh nghiệp khác có nhu cầu vốn để kinh doanh.

+ Đối với doanh nghiệp mới quan hệ lần đầu: yêu cầu cung cấp báo cáo tài

chính của 3 năm gần nhất, nếu doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 3 năm thì gửi báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất. Qua phân tính nếu tài chính của doanh nghiệp tốt, đủ điều kiện vay vốn thì sẽ xem xét đặt quan hệ tín dụng, trường hợp tài chính của doanh nghiệp thua lỗ phải phân tích nguyên nhân trong điều kiện cụ thể để có quyết định tín dụng hợp lý.

Ba là, Điều chỉnh nội dung xét duyệt ra quyết định tín dụng đối với KTTN

Kết quả phân tích ở chương 3 cho thấy nội dung xét duyệt cho vay của ngân hàng về điều kiện thanh toán trả nợ vay (DKTN) có ảnh hưởng đến khả năng vay tiền của doanh nghiệp (DUNO) (hệ số hồi quy là -5.063,537467), nhưng có một điều là không đồng biến mà nghịch biến (dấu -) làm giảm khả năng vay vốn (DUNO) của doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ thời gian qua BIDV Gia Lai xét duyệt cho vay đã đưa ra điều kiện về thanh toán trả nợ gốc, lãi vay còn chưa phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng vì sự an toàn nên có thể đưa ra yêu cầu trả nợ sớm hơn (phân kỳ trả nợ ngắn theo tháng/quý). Để tạo điều kiện cho KTTN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, gia tăng dư nợ đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, ngân hàng phải xem xét và thay đổi nội dung xét duyệt cho vay; cùng khách hàng phân tích, xác định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay cũng như xác định thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh, phù hợp với dòng tiền của doanh nghiệp để doanh nghiệp trả nợ được dễ dàng, giảm áp lực trả nợ khi đó doanh nghiệp mới mạnh dạn vay nhiều hơn.

Bốn là, Phân tích khả năng trả nợ và thường xuyên theo dõi, giám sát tình

Hệ số hồi quy KNTN là 2.316,26946 ảnh hưởng nhiều đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp (DUNO). Ngân hàng phải đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng mới quyết định cho vay và phải thường xuyên giám sát tình hình trả nợ của khách hàng: có thực hiện trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết tại hợp đồng tín

dụng hay thường xuyên phải xin gia hạn hoặc để phát sinh nợ quá hạn để có quyết

định gia tăng dư nợ hay giảm dư nợ đối với khách hàng.

Ngân hàng phải quán triệt đến cán bộ tín dụng việc xem xét cho vay phải gắn với nguồn trả nợ từ chính phương án/dự án vay vốn được ngân hàng cho vay, gia tăng nguồn trả nợ phải luôn lớn hơn gia tăng nợ vay thì khả năng trả nợ mới tốt, đây là yếu tố quan trọng đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi quyết định cấp tín dụng. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn phải được xem xét qua phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, qua doanh số thanh toán qua tài khoản tại BIDV Gia Lai so với doanh thu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và còn phải xem xét đến các nguồn trả nợ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)