- Chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với KTTN
2 Ngu động c ồ nv ủa BIDV ốn huy Gia La
2.5.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém
Phần lớn các doanh nghiệp thuộc KTTN trên địa bàn Gia Laicó quy mô nhỏ, hoạt động mang tính chất gia đình, thiếu ổn định.Trình độtrình độ tay nghề hạn chế cùng với trang thiết bị còn lạc hậu, thiếu đồng bộ nên không tạo ra được những sản
phẩm chủ lực đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu cũng như hướng đến xuất khẩu. Ngoài ra, năng lực quản lý của các chủ doanh nghiệp còn yếu kém, phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn, năng lực cũng như trình độ quản lý chỉ dừng ở sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ thì phù hợp nhưng khi mở rộng với quy mô lớn thì bất cập không quản lý được. Chính những hạn chế yếu kém này là nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độtín nhiệm để tiếp cận và gia tăng nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
- Năng lực tài chính kém, vốn cho sản xuất kinh doanh ít:
Tính đến 31/12/2010 trên địa bàn Gia Lai có 3.154 doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN. Trong đó, riêng các doanh nghiệp thuộc loại hình CTCP thì có vốn kinh doanh tương đối lớn với mức vốn đăng ký bình quân là 22 tỷ đồng/doanh nghiệp. Số còn lại với 2.740 doanh nghiệp (chiếm 86,8%) thuộc loại hình DNTN, Cty TNHH với mức vốn đăng ký bình quân là 2 tỷ đồng/doanh nghiệp. Nguồn vốn ban đầu của các doanh nghiệp thuộc KTTN hạn chế nhưng phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuê mướn mặt bằng,…vừa đảm bảo vốn ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh, nên để có vốn cho kinh doanh phần lớn dựa vào vốn vay ngân hàng. Do nguồn vốn cho kinh doanh của doanh nghiệp phần lớn dựa vào vốn vay nên ngân hàng cũng rất thận trọng khi cho vay vì cho vay nhiềurủi ro phần lớn thuộc về ngân hàng.
- Ý thức trách nhiệm trong sử dụng vốn đúng mục đích xin vay chưa cao, còn tình trạng cố ý vi phạm pháp luật
Một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp thuộc KTTN lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước trong việc cấp phép đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp với mục đích kinh doanh hóa đơn, làm ăn chụp dựt thiếu chiến lược kinh doanh. Một số doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng thường vi phạm các cam kết khi vay vốn như sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay, sử dụng vốn vay ngắn hạn đầu tư cho mục đích trung,dài hạn, sử dụng vốn vay vào mục đích kinh doanh khác không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính nên dòng tiền không cân đối được, khi đến hạn trả nợ vay không trả được nợdẫn đến mất lòng tin từ ngân hàng. Những vi phạm của một số DNTN đã làm cho ngân hàng phải nâng cao cảnh giác và thường yêu cầu các điều kiện bổ sung khi cho vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro,
chính sự thận trọng này đã làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp không kịp thời, chưa trung thực, ít minh bạch
Phần lớn các DNTN, Cty TNHH (nhất là TNHH một thành viên tư nhân) tại địa bàn Gia Lai có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, ít nghiệp vụ phát sinh. Để tiết kiệm chi phí trả lương nhân viên, nhiều doanh nghiệp không có nhân viên kế toán tại đơn vị; công tác hạch toán kế toán được thuê kế toán bên ngoài làm dịch vụ, chủ yếu để hạch toán và làm công tác kê khai nộp thuế định kỳ là chính. Số liệu kế toán thiếu trung thực, nhiều doanh nghiệp thực tế hoạt động kinh doanh có lãi nhiều nhưng báo cáo lãi ít hoặc lỗ nhằm trốn thuế. Đây là nguyên nhân làm ngân hàng hạn chế trong cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp này.
- Khả năng lập dự án, phương án vay vốn còn nhiều hạn chế
Để được ngân hàng cho vay ngoài những điều kiện khác thì doanh nghiệp phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả. Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án vay vốn của nhiều DNTN còn nhiều hạn chế; những căn cứ để chứng minh có tính thuyết phục là kế hoạch kinh doanh hoặc dự án đầu tư có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả được nợ vay còn rất thấp, thiếu cơ sở. Nguyên nhân của sự yếu kém này là do năng lực chuyên môn của chủ doanh nghiệp, của đội ngũ nhân viên còn hạn chế. Đây là hạn chế của doanh nghiệp nhỏ khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, cũng như trong việc tiếp cận những nguồn vốn tín dụng thuộc các dự án hỗ trợ tài chính để phát triển DNNVV của các tổ chức nước ngoài đối với Chính phủ Việt Nam qua hệ thống ngân hàng thương mại như JBIC, JICA …
- Doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tiền
vay
Hầu hết các doanh nghiệp thuộc KTTN có quy mô nhỏ, tài sản còn ít. Một trong những điều kiện vay vốn ngân hàng là doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay. Các doanh nghiệp nhỏ, có mức độ tín nhiệm đối với ngân hàng chưa cao bởi nhiều lý do như năng lực tài chính chưa đủ mạnh, báo cáo tài chính
không đầy đủ và kịp thời, thiếu minh bạch, năng lực sản xuất, sức cạnh tranh kém,…dễ rủi ro nên rất ít doanh nghiệp được ngân hàng cho vay tín chấp, nếu có thì mức vay cũng rất hạn chế. Đây cũng là một trở ngại khó khăn đối với doanh nghiệp mới thành lập rất cần vốn để hoạt động và ngân hàng cũng khó mở rộng tín dụng.
- Sự bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và ngân hàng
Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN rất lớn, quan hệ thương mại phức tạp, nhiều doanh nghiệp có mở tài khoản tại ngân hàng nhưng rất ít hoạt động mà chủ yếu thực hiện thanh toán bằng tiền mặt. Chính hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, ngân hàng không nắm được tình hình thanh toán, nguồn thu của doanh nghiệp nên không nắm rõ được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính cùng với sự che dấu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cho ngân hàng rất khó xác định được tình hình kinh doanh và tài chính của khách hàng trong quá trình thẩm định xét duyệt cho vay.
Ngoài ra nhiều doanh nghiệp khu vực KTTN hiểu biết rất ít về các quy định, điều kiện, thủ tục vay vốn cũng như cách lập dự án, phương án vay vốn; thiếu sự nỗ lực để tìm hiểu thông tin về tín dụng ngân hàng, các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Chính những hạn chế này đã làm cho các doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhất là các nguồn vốn ưu đãi đối với DNNVV.