- Chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với KTTN
2 Ngu động c ồ nv ủa BIDV ốn huy Gia La
2.3.2. Dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Gia La
Trong giai đoạn 2006 – 2010, tỉnh Gia Lai duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 13% đã làm cho diện mạo tỉnh Gia Lai có nhiều thay đổi rõ rệt, những công trình phúc lợi xã hội xuất hiện ngày càng nhiều đã góp phần nâng cao đời sống người dân. Đóng góp chung vào phát triển kinh tế của địa phương có phần đóng góp rất lớn của hệ thống ngân hàng trong cho vay phục vụ
phát triển kinh tế địa phương nói chung và KTTN nói riêng. Kết quả cho vay trên địa bàn giai đoạn 2007 – 2010:
Bảng 2.7:Dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn
Đơn vị: Tỷ đồng
2007 2008 2009 2010
Năm
Chỉ tiêu Dư nợ Dư nợ trTưởăng ng (%) Dư nợ Tăng trưởng (%) Dư nợ Tăng trưởng (%) 1 Dhàng trên ư nợ của các ngân địa bàn 14,330 15,441 7.8 18,817 21.9 22,305 18.5
Trong - Cho vay KTTN đó: 10,104 11,209 10.9 14,380 28.3 17,913 24.6
- TKTTN (%) ỷ trọng cho vay 70.5 72.6 76.4 80.3
2 DBIDV Gia Lai ư nợ của của 3,786 4,226 11.6 4,632 9.6 5,346 15.4
Trong - Cho vay KTTN đó: 1,354 1,940 43.3 2,354 21.3 3,300 40.2
- TKTTN (%) ỷ trọng cho vay 35.8 45.9 50.8 61.7
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Gia Lai 2007 – 2010 [15] Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn Gia Lai năm 2008 tăng trưởng so với năm 2007 là 7,8% mức tăng trưởng rất thấp, nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 ảnh hưởng đến Việt Nam làm cho kinh tế Việt Nam bị suy giảm mạnh, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng
trên địa bàn Gia Lai nói riêng gặp nhiều khó khăn. Năm 2009 Chính phủ có chính sách kích cầu trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất giảm 4% lãi vay ngân hàng cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực được ưu tiên hỗ trợ lãi suất. Nền kinh tế đã vượt qua khó khăn và phục hồi, dư nợ cho vay ngân hàng nói chung và trên địa bàn Gia Lai nói riêng tăng trưởng ổn định trở lại. Trên địa bàn, dư nợ năm 2009 tăng trưởng so với năm 2008 là 21,9%, năm 2010 so với năm 2009 là 18,5%. BIDV Gia Lai có mức tăng trưởng dư nợ cho vay hàng năm thấp hơn mức tăng trưởng bình quân chung trên địa bàn: năm 2008 tăng trưởng so với năm 2007 là 11,6% cao hơn mức tăng trưởng bình quân trên địa bàn nhưng năm 2009 tăng trưởng 9,6% và năm 2010 tăng trưởng 15,4% thấp hơn mức tăng trưởng bình quân trên địa bàn.
Về cho vay khu vực KTTN trên địa bàn Gia Lai chiếm tỷ trọng tương đối cao. Dư nợ cho vay khu vực KTTN năm 2007 chiếm 70,5%, năm 2008 chiếm 72,6%, năm 2009 chiếm 76,4% và năm 2010 chiếm 80,3%. Riêng BIDV Gia Lai dư nợ cho vay KTTN chiếm tỷ lệ thấp hơn bình quân chung của địa bàn Gia Lai: năm 2007 tỷ trọng dư nợ cho vay KTTN chiếm 35,8%, năm 2008 tỷ trọng là 45,9%, năm 2009 tỷ trọng là 50,8% và năm 2010 tỷ trọng là 61,7%. Tỷ trọng dư nợ cho vay KTTN của BIDV Gia Lai tuy thấp hơn mức bình quân chung trên địa bàn nhưng có xu hướng tăng dần, một mặt là do các doanh nghiệp quan hệ vay vốn tại BIDV Gia Lai chuyển đổi hình thức 100% sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân, mặt khác chính sách tín dụng của BIDV nói chung và BIDV Gia Lai nói riêng chuyển hướng đẩy mạnh cho vay khu vực KTTN.
- Cơ cấu dư nợ cho vay KTTN theo thời hạn trên địa bàn Tỉnh Gia Lai
Hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn rất cần nguồn vốn vay trung hạn, nguồn vốn vay dài hạn để đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu. Số doanh nghiệp đủ điều kiện để huy động nguồn vốn này trên thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, hầu hết đều dựa vào nguồn vốn từ ngân hàng, đây là một áp lực cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn Gia Lai hiện nay. Thực tế cho thấy, các ngân hàng tập trung ưu tiên cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, việc cho vay vốn trung, dài hạn để mở rộng và đầu tư chiều sâu còn hạn chế, thể hiện ở tỷ trọng cho vay vốn
trung, dài hạn trong tổng dư nợ vay. Tuy nhiên, dư nợ vay trung hạn, dài hạn đang có chiều hướng tăng dần, cụ thể tỷ trọng cho vay trung, dài hạn năm 2007 chiếm 33,7% tổng dư nợ thì đến năm 2010 tỷ lệ này nâng lên ở mức 37,1%. Cho vay trung, dài hạn chưa nhiều một phần là do nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn chủ yếu là kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng, ngoài ra các ngân hàng cũng hạn chế cho vay trung, dài hạn nhằm hạn chế rủi ro. Một nguyên nhân khác là các doanh nghiệp dân doanh còn thiếu những dự án đầu tư thật sự hiệu quả để ngân hàng mạnh dạn cho vay vốn trung, dài hạn.
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay KTTN theo thời hạn trên địa bàn
Đơn vị: tỷ đồng 2007 2008 2009 2010 Năm Chỉ tiêu Dư nợ trọng Tỷ (%) Dư nợ trọng Tỷ (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ trọng Tỷ (%)
1 Dư nợ cho vay KTTN 10,104 100 11,209 100 14,380 100 17,913 100
2 - Dngắưn h nợạ vay n 6,701 66.3 7,570 67.5 9,346 65.0 11,266 62.9
3 - Dtrung, dài hư nợ vay ạn 3,403 33.7 3,639 32.5 5,034 35.0 6,647 37.1
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Gia Lai 2007 – 2010 [15]