Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 59 - 61)

- Chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với KTTN

2 Ngu động c ồ nv ủa BIDV ốn huy Gia La

2.5.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Nguồn vốn huy động tại chỗ còn hạn chế

Một trong những khó khăn trong mở rộng tín dụng để cho vay đối với KTTN của ngân hàng trên địa bàn Gia Lai là nguồn vốn huy động tại chỗ còn ít chưa tự cân đối đủ nguồn vốn để cho vay, nguyên nhân chính là do thu nhập của người dân còn thấp, tích lũy ít. Tỷ trọng cân đối nguồn vốn huy động tại chỗ với dư nợ tín dụng trên địa bàn của các ngân hàng năm 2007 là 32,5%, năm 2008 là 33,9%, năm 2009 là 38,1%, năm 2010 là 50,9%. Riêng đối với BIDV Gia Lai tỷ lệ này cao hơn mức trung bình trên địa bàn, cụ thể: năm 2007 là 48,68%, năm 2008 là 49,36%, năm 2009 là 56,49%, năm 2010 là 73,28%. Nhìn chung nguồn vốn huy động tự cân đối tại chỗ có xu hướng tăng dần, tuy nhiên các ngân hàng cũng chưa tự cân đối đủ nguồn vốn huy động tại chỗ cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng trên địa bàn. Để bù

đắp phần thiếu hụt vốn BIDV Gia Lai phải mua vốn từ Hội sở chính với lãi suất cao và nhiều điều kiện ràng buộc khác.

- Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực và công nghệ là hai yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của ngân hàng. Tại BIDV Gia Lai, cán bộ làm công tác tín dụng còn thiếu, chưa đủ để mở rộng phát triển tín dụng theo yêu cầu phát triển của khu vực KTTN. Do định biên lao động hàng năm từ Hội sở chính giao cho BIDV Gia Lai có hạn, yêu cầu của Hội sở chính là tăng trưởng lao động luôn thấp hơn tăng trưởng quy mô và năng suất lao động. Chính yêu cầu này kéo dài nhiều năm dẫn đến khoảng cách giữa nhân lực và quy mô, năng suất lao động đã có khoảng cách doãn xa, cán bộ làm việc trong tình trạng quá tải đã ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ như: tiếp cận khách hàng mới để hướng dẫn thủ tục vay vốn chưa chu đáo, chất lượng thẩm định cho vay chưa được sâu do không có thời gian đầu tư nên phần nào đã ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng đối với khách hàng khu vực KTTN.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng tại BIDV Gia Lai còn trẻ nhiều nên còn thiếu kinh nghiệm. Công tác đào tạo cán bộ mới tiếp nhận của BIDV Gia Lai chưa bài bản; việc tự cập nhập các văn bản chế độ pháp luật liên quan đến công tác tín dụng, thông tin từ thị trường, từ doanh nghiệp của cán bộ tín dụng chưa thường xuyên và kịp thời đã phần nào hạn chế trong việc thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay; một số cán bộ tín dụng lúng túng và thường né tránh những dự án phức tạp, chỉ đề xuất cho vay những dự án đơn giản làm cho doanh nghiệp bỏ lở cơ hội kinh doanh, ngân hàng không mở rộng được tín dụng.

- Mạng lưới hoạt động

Mạng lưới hoạt động của ngân hàng rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, mạng lưới càng nhiều càng thuận lợi cho phục vụ khách hàng cũng như trong cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tuy nhiên mạng lưới của BIDV Gia Lai chưa nhiều và phân bổ chưa hợp lý. Tính đến thời điểm 31/12/2010 BIDV Gia Lai có 08 điểm giao dịch gồm Hội sở chi nhánh tỉnh và 07 phòng giao dịch được phân bố tập trung chủ yếu ở Thành phố Pleiku trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh với 06 điểm giao dịch còn lại 02 phòng giao dịch được đặt ở Thị xã An Khê và Huyện Chư

Sê. Trong khi tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố (Pleiku), 02 thị xã (An Khê và Ayunpa) và 14 huyện. Sự hạn chế về mạng lưới giao dịch cũng là khó khăn cho các doanh nghiệp khu vực KTTN cũng như hộ tư nhân cá thể trên địa bàn tiếp cận được vốn vay tại BIDV Gia Lai.

- Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp thuộc KTTN vẫn còn có sự phân biệt lớn

Về mặt lý thuyết, quy định của ngân hàng liên quan đến chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp khu vực KTTN không có sự phân biệt đối xử và áp dụng chính sách chung như các doanh nghiệp nhà nước. Trong thực tế sự phân biệt vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân chính là do ngân hàng còn lo ngại về yếu kém và hạn chế của doanh nghiệp, dẫn đến ngân hàng thiếu lòng tin đối với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, cùng với những vụ án lừa đảo của một vài doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng dẫn đến hệ lụy cho cán bộ ngân hàng. Do đó, trong thực tế quá trình xét duyệt cho vay, ngân hàng luôn yêu cầu doanh nghiệp khu vực KTTN phải có tài sản thế chấp mặc dù các quy định của Chính phủ cho phép ngân hàng tự chủ quyết định cho vay theo hai hình thức có tài sản bảo đảm và tín chấp. Các doanh nghiệp khu vực KTTN khi vay vốn hầu như phải có đủ tài sản thế chấp, cầm cố để bảo đảm nợ vay và ngân hàng cho vay tín chấp rất hạn chế. Chính sự phân biệt đối xử này đã hạn chế doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)