- Chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với KTTN
2 Ngu động c ồ nv ủa BIDV ốn huy Gia La
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VỀ PHÁT TRIỂN KTT NỞ NƯỚC TA HIỆN NAY
NAY
3.1.1. Quan điểm
Để khuyến khích phát triển KTTN theo đúng đường lối của Đảng, sự thống nhất về quan điểm có ý nghĩa quyết định trong việc hoạch định và thực thi các chính sách. Thực tiễn phát triển KTTN trong thời gian qua cho thấy rào cản chính là sự bất cập về quan điểm, tư duy lý luận cũng như thái độ phân biệt đối xử đối với KTTN. Những quan điểm cơ bản được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa IX.
Thứ nhất, KTTN là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát
triển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
KTTN trong nước phát triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với yêu cầu tất yếu khách quan. KTTN cùng với kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác phát triển lâu dài, quan hệ bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. KTTN liên kết, liên doanh ngày càng sâu rộng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
Thứ hai, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật,
bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý sự phát triển của KTTN theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Nhà nước định hướng, dẫn dắt KTTN theo chiến lược, quy hoạch phát triển chung của nền kinh tế; thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân và quyền sở hữu tài sản; tạo điều kiện về kết cấu hạ tầng; tạo môi trường pháp lý và chính sách ổn định, nhất quán, thông thoáng, nghiêm minh, bình đẳng, phù hợp với nhiều trình độ, không phân biệt thành phần kinh tế, để công dân phát huy tính tự chủ, sáng tạo, thực hiện
quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, yên tâm đầu tư lâu dài, hợp tác và cạnh tranh, thu hút được nhiều nguồn lực để phát triển.
Thứ ba, xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững vàng dưới sự lãnh đạo
của Đảng trong khu vực KTTN. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp, các ngành, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với khu vực KTTN; phát triển tổ chức cơ sở Đảng trong khu vực này.
3.1.2. Mục tiêu
- Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể ở những lĩnh vực phù hợp. Tăng thêm vốn và trình độ của những hộ kinh doanh nhỏ. Một bộ phận không ít các hộ sản xuất, kinh doanh sẽ phát triển chuyển thành doanh nghiệp. Khi chuyển thành doanh nghiệp sẽ khắc phục được tính phi chính thức và có điều kiện thuận lợi hơn về huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển với quy mô lớn hơn, làm ăn lâu dài hơn. - Tăng số lượng doanh nghiệp mới, mở rộng và phát triển những doanh nghiệp hiện có. Đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế. Hình thành được một số doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, tham gia các tập đoàn kinh tế mạnh do kinh tế nhà nước làm nòng cốt.
- Tăng tỷ trọng doanh nghiệp của tư nhân hoạt động trong các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến. Khuyến khích họ tham gia những dịch vụ có giá trị gia tăng cao (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông …). Tăng cường sự tham gia vào các hoạt động công ích từng bước mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài.