Kiến nghị đối với Tỉnh Gia La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 91 - 93)

. Tổ chức thật tốt công tác chăm sóc khách hàng Tiến hành phân nhóm khách hàng, lập danh sách và phân công trách nhiệm cho cá nhân và đơn vị

3.6.3. Kiến nghị đối với Tỉnh Gia La

Trong quá trình phát triển kinh tế những năm gần đây, các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận được yếu kém nội tại của kinh tế nướcta là tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn, trong khi vốn đầu tư khu vực công lớn nhưng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chung còn kém vì những lãng phí và thất thoát đã làm cho lạm phát dễ xẩy ra. Các chuyên gia kinh tế đã nhìn thấy được vai trò vốn đầu tư khu vực KTTN đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian đến là rất lớn và có hiệu quả cao. Để KTTN trên địa bàn tỉnh Gia Lai phát triển theo đúng định hướng của Đảng, chủ trương của Nhà nước, của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Gia Lai, góp phần thực hiện thành công nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2010-2015). Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai cần xây dựng những chương trình cụ thể để tạo điều kiện cho KTTN triển khai, nhữngchính sách cụ thể hỗ trợ KTTN để KTTN mạnh dạn bỏ vốn đầu tư kinh doanh góp phần phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể:

- Tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hoá thủ tục khâu gia nhập thị trường để các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Hướng dẫn việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và tiếp tục cải cách hành chính trong việc cấp phép thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, cấp mẫu dấu và mã số thuế theo hướng nhanh gọn để doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động.

- Cùng với công tác cấp phép thành lập mới thì công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động doanh nghiệp cũng rất cần thiết và quan trọng. Một trong những hạn chế cho vay khu vực KTTN của ngân hàng là do số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hàng năm nhiều nhưng số doanh nghiệp giải thể, phá sản cũng không ít, trong đó có doanh nghiệp thành lập vi phạm pháp luật như: thành lập doanh nghiệp mục đích mua, bán hóa đơn chiếm đoạt tiền Nhà nước bằng khấu trừ thuế giá trị gia tăng, để lừa đảo trong kinh doanh, để đảo nợ ngân hàng…Do vậy, cần phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp để sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời tình trạng vi phạm pháp luậtlàm lành mạnh đội ngũ doanh

nghiệp, tăng uy tín với xã hội, xóa bỏ e ngại,mặt cảm của ngân hàng đối với KTTN khi cho vay.

- UBND tỉnh Gia Lai cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi như: Quy hoạch và cấp quyền sử dụng đất nhanh gọn để doanh nghiệp có điều kiện đầu tư cũng như thế chấp tài sản vay vốn; quy hoạch các khu công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ, đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi để bàn giao mặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất trong thành phố Pleiku đang gây ô nhiễm môi trường để vào sản xuất tập trung tại các khu công nghiệp thuận tiện quản lý.

- UBND tỉnh Gia Lai định kỳ xây dựng, rà soát lại danh mục đầu tư để kịp thời có sự điều chỉnh và công bố danh mục dự án gọi vốn đầu tư trong nước, dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn. Tổ chức các cuộc hội thảo tuyên truyền về môi trường, cơ hội đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút vốn đầu tư, để KTTN mạnh dạn đầu tư cũng như tạo nhiều cơ hội hơn cho DNNVV phát triển. Thành lập Trung tâm xúc tiến hỗ trợ doanh nghiệp để hỗ trợ KTTN về các mặt tư vấn, đào tạo chuyển giao khoa học công nghệ; cung ứng, giới thiệu đào tạo nghề; tư vấn tuyển dụng lao động nhằm giới thiệu cho các doanh nghiệp nguồn nhân lực của địa phương, góp phần cải thiện nâng cao đời sống của người lao động.

- Thực hiện các giải pháp nâng cao trình độ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN bằng cách: kiểm tra, xem xét trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, tư vấn chủ doanh nghiệp thuê nhân lực có trình độ,… trước khi cấp giấy phép kinh doanh; tổ chức đào tạo để bổ sung và nâng cao trình độ chuyên môn, quản trị doanh nghiệp cho các chủ doanh nghiệp để nâng cao mặt bằng về trình độ quản lý trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.

- Định kỳ tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với doanh nghiệp để trao đổi thông tin,kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, về vốn, về quản lý nhà nước; để thông báo về quy định khuyến khích hỗ trợ đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh, về quy hoạch đầu tư, các địa bàn, lĩnh vực ưu đầu tư trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh, định hướng phát triển ngành nghề và tiếp thu các phản hồi từ các doanh nghiệp khu vực tư nhân, kịp thời hoàn thiện cơ chế chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)