. Tổ chức thật tốt công tác chăm sóc khách hàng Tiến hành phân nhóm khách hàng, lập danh sách và phân công trách nhiệm cho cá nhân và đơn vị
3.6.4 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp thuộc KTTN
KTTN muốn tự khẳng định mình là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, ngoài các ưu đãi của Chính phủ, của Chính quyền địa phương tỉnh Gia Lai, KTTN cũng phải tự nỗ lực để nâng cao năng lực quản lý, điều hành tổ chức sản xuất, năng lực tài chính, khắc phục những yếu kém hạn chế nội tại của mình để nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trong thị trường. Qua khảo sát thực tế những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, đứng về phía các doanh nghiệp khu vực KTTN cần phải:
- Nâng cao kỹ năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch vay vốn ngân hàng: Nhiều doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt nhưng thiếu “kế hoạch” cụ thể, thuyết phục để được ngân hàng quyết định cho vay vốn. Kế hoạch mà ngân hàng cần xem xét là kế hoạch tổ chức sản xuất, về vốn tham gia, về nguồn nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất, về tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch trả nợ vay…Kế hoạch vay vốn khả thi, có hiệu quả là điều kiện tiên quyết để ngân hàng xem xét cho vay. Để có được kế hoạch tốt, thuyết phục được ngân hàng cho vay vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải có những cán bộ đủ trình độ am hiểu về chuyên môn để lập kế hoạch, đối với những kế hoạch kinh doanh quy mô lớn, phức tạp cần phải có những chuyên gia giỏi. Nói chung là yêu cầu doanh nghiệp phải mạnh dạn bỏ chi phí thuê có cán bộ có bằng cấp, có trình độ năng lực chuyên mô để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch xin vay vốn ngân hàng; trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng lập kế hoạch, dự án lớn thì phải thuê chuyên gia hoặc các cơ quan tư vấn lập kế hoạch.
- Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo kế toán doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định, phải trung thực số liệu về tài chính cung cấp cho ngân hàng. Công khai tình hình tài chính, thông tin kịp thời cho ngân hàng về những dự kiến, kế hoạch kinh doanh, những biến động về tình hình tài chính, những biến động bất thường của thị trường, những khó khăn đang phải đối mặt, những giải pháp khắc phục…để nhận được sự phối hợp của ngân hàng trong
việc tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh, trong việc trả nợ vay, có như vậy mới tạo được sự gắn kết với ngân hàng và khi ngân hàng hiểu doanh nghiệp hơn thì mới yên tâm cho vay.
- Trong quá trình quan hệ với ngân hàng, KTTN phải tạo sự tín nhiệm với ngân hàng, Để tạo được niềm tin đối với ngân hàng, KTTN phải thực hiện đúng các cam kết đã thoản thuận với ngân hàng như sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay, chuyển doanh thu về ngân hàng, thực hiện trả nợ lãi và gốc đúng theo hợp đồng tín dụng. Trong quan hệ thương mại với đối tác, hạn chế tối đa không để xẩy ra tranh chấp, khởi kiện dẫn đến các cơ quan pháp luật can thiệp vào quan hệ vay vốn ngân hàng. Trong điều kiện có nhiều ngân hàng mời chào cho vay và sử dụng các dịch vụ ngân hàng liên quan, doanh nghiệp có thể quan hệ nhiều ngân hàng, nhưng cũng phải chủ động xác định ngân hàng chiến lược đặt quan hệ lâu dài, hợp tác toàn diện…để được sự hỗ trợ từ ngân hàng khi cần vốn kinh doanh, khi gặp khó khăn trong kinh doanh và đây cũng là cơ sở để được ngân hàng đánh giá là khách hàng truyền thống để được hưởng những chính sách ưu tiên về lãi sất, tài sản bảo đảm, phí, về giới hạn tín dụng….
Kết luận chương 3
Từ những phân tích kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác phát triển tín dụng đối với KTTN của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và BIDV Gia Lai nói riêng. Trên cơ sở những định hướng, chủ trương của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Gia Lai về phát triển KTTN trên địa bàn, định hướng của BIDV Gia Lai về mở rộng tín dụng đối với khu vực KTTN trong thời gian tới và xuất phát từ những phân tích định lượng những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của KTTN ở chương 3, luận văn đã đề xuất những giải pháp để mở rộng tín dụng đối với KTTN trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian đến. Luận văn cũng đưa ra những đề xuất và kiến nghị đối với Lãnh đạo tỉnh Gia Lai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BIDV và doanh nghiệp thuộc KTTN về những vấn đề liên quan để mở rộng tín dụng đối với KTTN trên địa bàn tỉnh Gia Lai được khả thi.
KẾT LUẬN
KTTN hình thành và phát triển trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là một tất yếu khách quan. KTTN là thành phần kinh tế quan trọng đang từng bước khẳng định vị trí và những đóng góp chung trong phát triển kinh tế đất nước. Để KTTN tồn tại và phát triển cần có nhận thức đúng đắn về quan điểm và mục tiêu phát triển KTTN, tạo điều điện về môi trường cần thiết và thuận lợi để KTTN phát triển cùng với những thành phần kinh tế khác góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Qua lý luận được trang bị trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực tiễn công tác tại BIDV Gia Lai, cá nhân tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm đề xuất những giải pháp mở rộng tín dụng của BIDV Gia Lai đối với KTTN trên địa tỉnh Gia Lai. Luận văn đã có những đóng góp sau:
- Khái quát được những lý luận về KTTN và đặc điểm của KTTN trong nền kinh tế hiện đại. Nêu ra những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng và vai trò cũng như sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đối với KTTN trong giai đoạn hiện nay. Rút ra những bài học kinh nghiệm của một số nước trong vùng về tín dụng ngân hàng đối với KTTN.
- Phân tích thực trạng phát triển KTTN, những đóng góp của KTTN đối với phát triển kinh tế tỉnh Gia Lai và những hạn chế yếu kém nội tại của KTTN.
- Bằng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh luận văn đã đánh giá được thực trạng tín dụng ngân hàng đối với KTTN trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, tác giả còn khảo sát thực tế, lấy ý kiến khách hàng, sử dụng mô hình toán kinh tế lượng với sự trợ giúp EVEIWS để lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiếp cận vốn vay từ phía khách hàng và ngân hàng. Trên cơ sở đó thấy được những tồn tại và nguyên nhân trong cho vay đối với KTTN tại BIDV Gia Lai thời gian qua.
- Từ những chủ trương phát triển KTTN của Đảng cũng như của tỉnh Gia Lai, định hướng tín dụng đối với KTTN của BIDV và của BIDV Gia Lai, luận văn đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị về mở rộng tín dụng đối với KTTN trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung quan tâm của nhiều người, đặc biệt đối với những ai luôn trăn trở về giải pháp vốn để hỗ trợ KTTN phát triển cụ thể là nguồn vốn tín dụng của ngân hàng để hỗ trợ KTTN hiện nay. Do tính chất phong phú của lĩnh vực nghiên cứu nên chắc chắn nội dung luận văn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế cần được bổ sung. Xin cám ơn sự tham gia đóng góp, chỉnh sửa của Thầy giáo, Cô giáo và các đồng nghiệp để nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn. .