- Chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với KTTN
2 Ngu động c ồ nv ủa BIDV ốn huy Gia La
2.4.4.2. Kết quả khảo sát
- Mã hóa ký hiệu các biến
Ký hiện biến Tên biến giải thích
BCTC Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đầy đủ, minh bạch KHKD Kế hoạch sản xuất kinh doanh
KNTN Khả năng trả nợ của khách hàng TSBĐ Tài sản bảo đảm nợ vay
TVNN Triển vọng ngành nghề kinh doanh
VTC Tỷ trọng vốn đối ứng của doanh nghiệp tham gia vào phương án, dự án vay vốn
LSQH Lịch sử quan hệ của khách hàng QMDN Quy mô doanh nghiệp
LSCV Lãi suất cho vay
TGXD Thời gian xem xét quyết định cho vay của ngân hàng
DKTN Điều kiện thanh toán trả nợ gốc và lãi vay theo đề nghị của ngân hàng
TDPV Thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng ngân hàng
- Mã hóa ký hiệu biến phụ thuộc
Ký hiện biến Tên biến phụ thuộc
- Kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc Biến giải thích Mối quan hệ với biến phụ thuộc Lý do
BCTC + Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đầy đủ, minh bạch ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay nhiều hơn những doanh nghiệp thiếu BCTC và không minh bạch
KHKD + Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay và doanh nghiệp dễ dàng vay được vốn.
KNTN + Doanh nghiệp có khả năng trả nợ thì ngân hàng mới cho vay.
TSBD + Doanh nghiệp có tài sản bảo đảm cho khoản nợ vay thì ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay và cho vay với mức cao. TVNN + Ngân hàng thường ưu tiên cho vay ngành nghề đang
phát triển hoặc sẽ phát triển trong tương lai
VTC + Vốn của doanh nghiệp tham gia vào dự án, phương án vay vốn càng nhiều thì ngân hàng càng mạnh dạn cho vay
QMDN + Ngân hàng thường ưu tiên cho vay doanh nghiệp có quy mô lớn
LSQH + Ngân hàng ưu tiên cho vay những doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt
LSCV + Kỳ vọng lãi suất cho vay đang hợp lý và thấp
TGXD + Kỳ vọng thời gian xem xét quyết định cho vay nhanh và hợp lý được khách hàng đánh giá cao
DKTN + Kỳ vọng là những nội dung xét duyệt cho vay của ngân hàng về điều kiện thanh toán trả nợ gốc, lãi là hợp lý với dòng tiền của doanh nghiệp.
TDPV + Kỳ vọng là thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng BIDV Gia Lai được khách hàng đánh giá tốt.
- Quy trình phân tích: Ước lượng hồi quy -> Xác định mô hình -> Phân tích nhận xét các hệ số hồi quy mô hình -> Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.
- Xây dựng mô hình: Về cơ bản, tác giả đi theo phương pháp “loại trừ dần” để dần tới mô hình tốt nhất. Sau khi chạy mỗi mô hình tác giả phân tích kết quả về
mặt thống kê và thực tiễn, loại bỏ những biến không đạt yêu cầu và hoàn thiện mô hình.
Theo các số liệu thu thập được, sử dụng phần mềm EVIEW chúng ta thu được kết quả mô hình 1 ( Bảng 2.13). Khi đó:
DUNO = 4.478,588853*BCTC – 5.218,786245*DKTN + 6.058,626872*KHKD + 2.328,658659*KNTN – 5.748,504258*LSCV + 1.322,917879*LSQH + 234,6835057*QMDN – 2.261,387167*TDPV – 3.761,537235*TGXD + 1.959,861732*TSBD + 228,4969551*TVNN + 1.561,577051*VTC + 9.965, 319829
Từ kết quả thu được cho thấy, mặc dù R2 = 0,9234 cao, chứng tỏ 12 biến độc lập giải thích 92,34% sự thay đổi của biến phụ thuộc (DUNO) song do P-value của hai biến QMDN và TVNN cao ( > 0,05) không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy sau khi loại bỏ hai biến này khỏi mô hình, chúng ta chạy bài toán mới với 11 biến và thu được kết quả mô hình 2 mô tả trong (Bảng 2.14). Khi đó mô hình mối quan hệ hồi quy tuyến tính về dư nợ vay của khách hàng với các biến giải thích như sau:
DUNO = 4.416,149582*BCTC – 5.063,537467*DKTN + 6.178,307788*KHKD + 2.316,26946*KNTN – 5.767,166701*LSCV + 1.394,845963*LSQH – 2.171,778468*TDPV – 3.836,283157*TGXD + 1.995,68811*TSBD + 1.442,876061*VTC + 11.216,4199
Nhận xét:
Hệ số hồi quy β0 = 11.216,4199 cho biết nếu Ngân hàng không quan tâm đến các yếu tố BCTC, DKTN, KHKD, KNTN, LSCV, LSQH, TDPV, TGXD, TSBD, VTC (nghĩa là BCTC = 0, DKTN = 0, KHKD = 0, KNTN = 0, LSCV = 0, LSQH = 0, TDPV = 0, TGXD = 0, TSBD = 0, VTC = 0) thì Dư nợ trung bình/năm là 11.216,4199 triệu đồng.
Hệ số hồi quy β1 = 4.416,149582 nghĩa là nếu đánh giá báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp tăng (giảm) 1 điểm thì dư nợ trung bình/năm tăng (giảm) 4.416,149582 triệu đồng. Đối chiếu với thực tiễn tại BIDV Gia Lai điều này chứng
tỏ khách hàng đáp ứng được yêu cầu về báo cáo tài chính dẫn đến khả năng gia tăng cho vay có thể dẫn đến gia tăng dư nợ.
Hệ số hồi quy β2 = - 5.063,537467 cho biết nếu đánh giá điều kiện trả nợ (DKTN) tăng (giảm) 1 điểm thì Dư nợ trung bình/năm giảm (tăng) 5.063,537467 triệu đồng. Đối chiếu với thực tiễn tại BIDV Gia Lai điều này chứng tỏ thời gian qua ngân hàng xét duyệt cho vay đã đưa ra điều kiện thanh toán trả nợ vay (Kỳ trả nợ gốc: 03 tháng, 06 tháng/01 lần; kỳ hạn trả nợ lãi: hàng tháng, hàng quý/01 lần) đối với khách hàng có khắt khe, chưa thật hợp lý, doanh nghiệp khó chấp nhận nên không gia tăng dư nợ; bên cạnh đó bản thân nhiều doanh nghiệp khi đề nghị vay vốn cũng không xác định chính xác dòng tiền của mình để cùng ngân hàng thống nhất điều kiện thanh toán nợ phù hợp dẫn đến doanh nghiệp không trả được nợ khi đến hạn, phát sinh nợ xấu nên ngân hàng không gia tăng dư nợ.
Hệ số hồi quy β3 = 6.178,307788 cho biết nếu đánh giá kế hoạch kinh doanh (KHKD) tăng (giảm) 1 điểm thì Dư nợ trung bình tăng (giảm) 6.178,307788 triệu đồng. Kế hoạch kinh doanh được ngân hàng quan tâm rất nhiều khi xem xét cho vay. Đối chiếu với thực tiễn tại BIDV Gia Lai điều này chứng tỏ doanh nghiệp đáp ứng được các kế hoạch kinh doanh tốt khi vay vốn dẫn đến ngân hàng mạnh dạn cho vay làm gia tăng dư nợ.
Hệ số hồi quy β4 = 2.316,26946 cho biết nếu đánh giá khả năng trả nợ (KNTN) tăng (giảm) 1 điểm thì Dư nợ trung bình tăng (giảm) 2.316,26946 triệu đồng. Khi xem xét cho vay, ngân hàng luôn quan tâm đến khả năng trả nợ của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp đáp ứng được khả năng trả nợ, trả nợ đúng hạn thì ngân hàng sẽ cho vay nhiều hơn làm gia tăng dư nợ. Đối chiếu với thực tiễn điều này hoàn phù hợp.
Hệ số hồi quy β5 = - 5.767,166701 cho biết nếu đánh giá lãi suất cho vay (LSCV) tăng (giảm) 1 điểm thì Dư nợ trung bình giảm (tăng) 5.767,166701 triệu đồng. Đối chiếu với thực tiễn tại BIDV Gia Lai, doanh nghiệp cho rằng lãi suất cho vay của BIDV Gia Lai đang cao nên hệ số hồi quy β5 mang dấu (-) âm, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp gặp khó khăn khi vay vốn với lãi suất cao nên hạn chế vay
hoặc trả nợ trước hạn.
Hệ số hồi quy β6 = 1.394,845963 cho biết nếu đánh giá lịch sử quan hệ (LSQH) tăng (giảm) 1 điểm thì Dư nợ trung bình tăng (giảm) 1.394,845963 triệu đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến yếu tố lịch sử quan hệ vay vốn, luôn tạo tín nhiệm trong quan hệ với ngân hàng để thuận lợi khi vay vốn nhằm gia tăng dư nợ.
Hệ số hồi quy β7 = - 2.171,778468 cho biết nếu đánh giá thái độ phục vụ (TDPV) tăng (giảm) 1 điểm thì Dư nợ trung bình giảm (tăng) 2.171,778468 triệu đồng. Điều này chứng tỏ thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng tại BIDV Gia Lai thời gian qua còn chưa được doanh nghiệp đánh giá cao, còn cónhững cản trở khi doanh nghiệp đến xin vay vốn dẫn đến chưa gia tăng dư nợ như mong muốn của doanh nghiệp.
Hệ số hồi quy β8 = - 3.836,283157 cho biết nếu đánh giá thời gian xét duyệt (TGXD) tăng (giảm) 1 điểm thì Dư nợ trung bình giảm (tăng) 3.836,283157 triệu đồng. Hệ số hồi quy β8 (TGXD) mang dấu (-) âm chứng tỏ thời gian giải quyết cho vay của BIDV Gia Lai còn chậm, đây là yếu tố chưa thuận lợi khi doang nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Ngân hàng cần xem xét lại quy trình cho vay, quy định về thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ theo hướng tinh gọn và rút ngắn thời gian. Hệ số hồi quy β9 = 1.995,68811 cho biết nếu đánh giá tài sản bảo đảm (TSBD) tăng (giảm) 1 điểm thì Dư nợ trung bình tăng (giảm) 1.995,68811 triệu đồng. Thông thường tài sản bảo đảm tỷ lệ thuận với dư nợ, có nghĩa doanh nghiệp có nhiều tài sản bảo đảm thì khả năng vay được càng nhiều nên hệ số β9 mang dấu (+) dương. Đối chiếu với thực tiễn tại BIDV Gia Lai, doanh nghiệp đủ điều kiện về bảo đảm nợ vay dẫn đến gia tăng dư nợ.
Hệ số hồi quy β10 = 1.442,876061 cho biết nếu đánh giá vốn tự có (VTC) tăng (giảm) 1 điểm thì Dư nợ trung bình tăng (giảm) 1.442,876061 triệu đồng. Khi cho vay ngân hàng luôn quan tâm đến năng lực tài chính của doanh nghiệp, cụ thể hơn là vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào phương án vay. Doanh nghiệp có vốn tham gia càng nhiều thì ngân hàng sẽ mạnh dạn cho vay hơn nên dấu của hệ số
β10 mang dấu (+) dương là phù hợp. Đối chiếu với thực tế, BIDV Gia Lai chỉ cho vay khi khách hàng đảm bảo một tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án, phương án vay ở mức tối thiểu nhất định (Tỷ lệ vốn tự có tham gia: đối với doanh nghiệp theo kết quả xếp hạng tín nhiệm, tối thiểu 15% -50% nhu cầu của dự án, phương án vay; đối với doanh nghiệp mới, doanh nghiệp chưa xếp hạng tín nhiệm, tối thiểu là 50%)
Từ nhận xét trên về các hệ số hồi quy đối chiếu với thực tế tại BIDV Gia Lai cho thấy mô hình phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hệ số xác định R2 = 0,922788 cao, chứng tỏ 10 biến độc lập giải thích 92,28% sự thay đổi của biến phụ thuộc (DUNO).
Hệ số xác định hiệu chỉnh của bài toán mới (mô hình với 11 biến) là 0,882151 lớn hơn hệ số xác định hiệu chỉnh của bài toán ban đầu (mô hình với 13 biến, 0,869332). Điều này cho thấy việc loại bỏ hai biến QMDN và TVNN là chấp nhận được phù hợp với lý thuyết mô hình.
- Kiểm định giả thiết đối với hệ số hồi quy Cặp giả thiết: H0: βj = 0;
H1: βj ≠ 0 (j = 1,…,11) Để kiểm định dùng thống kê t theo công thức: ) ˆ ˆ j j se( t β β = với j = 1,…,11
Với các giá trị P-value trong bảng trên, ta giả sử mức ý nghĩa 5% (α = 0,05) Khi đó với n = 30, k = 11 tra bảng ta được t0,025 (19) = 2,093.
Theo bảng tính, giá trị tuyệt đối của t của từng biến phần lớn đều > 2,093 điều đó dẫn đến bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1, nghĩa là các biến độc lập đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (DUNO), nói cách khác các biến có ý nghĩa thống kê.
Riêng biến VTC có t = 1,881536 < 2,093 = t0,025 (19) vì vậy chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0. Điều này thể hiện trong nhiều năm qua một số doanh nghiệp có
quan hệ vay vốn tại BIDV Gia Lai gia tăng dư nợ qua các năm nhưng vốn tự có của doanh nghiệp không thay đổi nhiều.
Kiểm định đồng thời:
Cặp giả thiết: H0 : β1 = β2 = …= β10 = 0
H1 : ∃βj ≠ 0 (j = 1,…, 10)
Cặp kiểm định này tương đương với kiểm định H0 : R2 = 0, H1 : R2 ≠ 0. Để kiểm định ta dùng thống kê F.
Với mức ý nghĩa 5% (α = 0,05), tra bảng Fα (n1, n2) ta được F0,05(9,19) = 2,42.
Theo bảng tính trên ta có F = 22.70773 > 2.42 = F0,05(9,19) vì vậy bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1 nghĩa là tất cả các biến độc lập đều ảnh hưởng đến dư nợ (DUNO).
Qua kết quả phân tích định lượng về khả năng tiếp cận tín dụng cho chúng ta thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan khi doanh nghiệp xin vay vốn ngân hàng cả về phía doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Kết quả mô hình cho thấy hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngân hàng chưa thật sự hướng đến khách hàng, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng tiếp cận được nguồn vốn vay dễ dàng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để có đề xuất giải pháp sau này.