Xây dựng các giải pháp khơi tăng nguồn vốn huy động tại chỗ nhằm nâng cao khả năng tự cân đối nguồn vốn cho vay của BIDV Gia La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 68 - 71)

- Chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với KTTN

2 Ngu động c ồ nv ủa BIDV ốn huy Gia La

3.5.1.1. Xây dựng các giải pháp khơi tăng nguồn vốn huy động tại chỗ nhằm nâng cao khả năng tự cân đối nguồn vốn cho vay của BIDV Gia La

nâng cao kh năng t cân đối ngun vn cho vay ca BIDV Gia Lai

Khách hàng tiền gửi có vai trò trọng yếu, tạo lập nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng và là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc mở rộng tín dụng để cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2008 đến nay thanh khoản của hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng luôn trong tình trạng căng thẳng, liên tục thiếu thanh khoản, BIDV yêu cầu các chi nhánh muốn tăng trưởng tín dụng phải gắn với tăng trưởng nguồn vốn huy động bằng cách khống chế hệ số Q (Hệ số Q được tính bằng tổng dư nợ/tổng nguồn vốn huy động tại chỗ); Hệ số Q năm 2010 BIDV giao cho chi nhánh Gia Lai là 1,78 cuối 2010 thực hiện là 1,36. Hệ số Q này được BIDV điều chỉnh tăng hoặc giảm theo từng thời kỳ phụ thuộc vào tính thanh khoản cả hệ thống. Đối với BIDV Gia Lai, nguồn vốn huy động tại chổ đặc biệt quan trọng quyết định đến tăng trưởng tín dụng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và giữ vững thị phần trên địa bàn. BIDV Gia Lai luôn xác định phải tăng cường và nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn, tạo dựng vị thế, hình ảnh và thương hiệu của BIDV trên thị trường.

Nguồn vốn huy động tại chỗ cơ bản nhất đó là nguồn vốn từ dân cư và nguồn vốn từ các tổ chức kinh tếvà xã hội.

Nguồn vốn từ dân cư gồm các hình thức chủ yếu là huy động tiền gửi tiết

kiệm, kỳ phiếu ngắn hạn (dưới 12 tháng), chứng chỉ tiền gửi (từ 12 tháng trở lên), tiền gửi thanh toán. Đây là nguồn vốn được huy động rộng rãi từ công chúng với số lượng người gửi đông, các món tiền gửi có giá trị rất khác nhau nhưng phần lớn là có giá trị nhỏ. Nguồn vốn này có tính ổn định và tỷ lệ hữu dụng cao, biên độ dao động thấp nhưng đối với những món tiền gửi lớn thì rất nhạy cảm với chỉ số giá cả và những biến động trên thị trường, xã hội cũng như tâm lý theo thói quen và độ tín nhiệm với ngân hàngvà nhân viên ngân hàng tại nơi giao dịch.

Nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và xã hội gồm hai hình thức chủ yếu là

này có tính ổn định không cao, nhất là tiền gửi thanh toán, ngân hàng thường phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của những tài khoản có số dư lớn. Nguồn vốn này tỷ lệ hữu dụng không cao, nhưng đây là nguồn vốn thường có lãi suất đầu vào thấp và ít chịu ảnh hưởng với những biến động của thị trường.

Hai nguồn vốn trên, xuất phát từ những đặc điểm và lợi ích mang lại cho hoạt động ngân hàng khác nhau nên cần có các hình thức và giải pháp tiếp cận, cơ chế chăm sóc, tiếp thị huy động, chính sách lãi suất phù hợp.

- Về nguồn vốn huy động từ dân cư:

+ Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn theo hướng linh hoạt, tiện ích và quyền lợi cho khách hàng. Cần linh hoạt đưa ra thị trường các hình thức huy động tiết kiệm khác nhau với mức lãi suất phù hợp với thị trường vừa đảm bảo tính cạnh tranh nhưng phải đảm bảo có hiệu quả trong kinh doanh. Đáp ứng tốt nhu cầu dịch vụ đi kèm như chiết khấu, vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ có giá; chuyển tiền thanh toán tại tất cả các điểm huy động vốn. Thường xuyên đổi mới hình thức khuyến mãi và chăm sóc khách hàng, đánh trúng tâm lý và sở thích của khách hàng. + Đẩy mạnh cơ cấu lại khách hàng gửi tiền tiết kiệm, tập trung khai thác gia tăng khách hàng gửi tiết kiệm với số tiền nhỏ là tiền để giành của những người dân có thu nhập thấp. Do cơ cấu khách hàng dân cư của BIDV Gia Lai đến nay chủ yếu vẫn là các khách hàng có số tiền gửi vừa và lớn, khai thác khách hàng này sẽ gia tăng nhanh về nguồn vốn huy động nhưng không ổn định do đặc điểm của nhóm khách hàng này là rất nhạy cảm với thị trường, tiền gửi của họ có tính chất đầu tư nhằm sinh lợi chứ không đơn thuần là tiền để giành nên họ thường lựa chọn ngân hàng có lãi suất cao hơn để gửi hoặc chuyển sang đầu tư các lĩnh vực khác. Chính đặc điểm cơ cấu khách hàng như trên nên trong thời gian qua nền vốn dân cư của BIDV Gia Lai luôn thiếu sự ổn định, dễ bị tác động khi chỉ số giá cả tăng cao, nhất là giá cả mặt hàng nhạy cảm là vàng và bất động sản, do sự lôi kéo của các ngân hàng khác. Do vậy cần quan tâm thu hút nhiều hơn đối tượng khách hàng có thu

nhập thấp để cải biến và đa dạng khách hàng tạo sự ổn định cho nguồn vốn huy

+ Tăng số lượng tài khoản tiền gửi cá nhân. Hiện tại tiềm năng khai thác tài khoản cá nhân trên địa bàn còn rất lớn nhưng mới chỉ có 12% dân số có tài khoản tại ngân hàng. Khi kinh tế xã hội phát triển, trình độ dân trí từng bước nâng cao,thu nhập người dân có xu hướng tăng thì các dịch vụ ngân hàng đa dạng, nhiều tiện ích với chi phí hợp lý sẽ được người dân chấp nhận vànhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Muốn sử dụng các dịch vụ ngân hàng phải có tài khoản. Để phát triển tài khoản cá nhân, trong thời gian qua BIDV đã đi rất nhanh thông qua các dịch vụ phát hành thẻ ATM, chi hộ lương cho các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đi kèm với phát triển tài khoản cá nhân là tăng tiện ích sử dụng dịch vụ thẻ ATM để thanh toán các dịch vụ khác như thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền hàng (tại máy ATM, POS), nạp tiền điện thoại, nhắn tin tài khoản qua điện thoại di động (BSMS)...Tiện ích dịch vụ ngân hàng càng nhiều càng khuyến khích người dân mở tài khoản thanh toán, đây là hình thức huy động rất tốt, số dư ổn định và chi phí thấp. Hiện nay BIDV Gia Lai đã phát hành trên 75.000 thẻ ATM, chi lương qua thẻ trên 18.500 tài khoản cho 504 khách hàng, tổng số thuê bao BSMS trên 21.000 thuê bao.

+ Mở rộng mạng lưới các điểm huy động vốn. Để huy động vốn dân cư cần phải có mạng lưới, mạng lưới càng nhiều sẽ thuận lợi cho công tác huy động vốn, một mặt là quảng bá thương hiệu đồng thời tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Hiện tại BIDV Gia Lai có mạng lưới chưa nhiều như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hình ảnh của BIDV chưa đậm nét trong công chúng. Vì vậy, cần tiếp tục mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch ở địa bàn các huyện có tiềm năng phát triển kinh tế để khơi tăng nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư; đồng thời tiếp tục hoàn thiện các cơ sở giao dịch, giới thiệu địa chỉ các điểm giao dịch để dân chúng biết đến giao dịch.

+ Tăng mức độ hài lòng cho khách hàng khi đến giao dịch, nhất là cần tổ chức không gian giao dịch thoáng mát rộng rãi, đủ tiện nghi phục vụ giải trí tại chỗ của khách hàng trong thời gian đến giao dịch; tổ chức tốt dây chuyền tác nghiệp theo mô hình giao dịch một cửa thật khoa học để giải phóng nhanh khách hàng và tạo lòng tin, sự thiện cảm đối với họ.

+ Công tác marketing: Thương hiệu rất quan trọng trong kinh doanh, ngân hàng đã có thương hiệu dân chúng sẽ đến nhiều hơn và đến giao dịch như một bản năng tự động khi có nhu cầu giao dịch với ngân hàng. Do đó, BIDV Gia Lai cần có chính sách marketing tốt hơn nhằm quảng bá thương hiệu và quảng cáo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm huy động vốn để thông tin rộng rãi đến với công chúng biết và đến với Ngân hàng.

+ Văn hóa ứng xử trong giao tiếp với khách hàng: Nhân viên ngân hàng cần tỏ ra lịch sự, nhã nhặn, nhiệt tình nhưng tuyệt đối không đi sâu vào đời tư và sa vào chuyện phiếm với khách hàng, nhất là lưu ý đến tâm lý không muốn nhiều người biết khoản tiền gửi và thực hiện tốtyêu cầu bảo mật theo quy định.

- Về huy động vốn các tổ chức kinh tế:

Với mục tiêu duy trì, phát triển các khách hàng hiện có, BIDV định kỳ thực hiện phân loại khách hàng tổ chức kinh tế có quan hệ tiền gửi theo các nhóm khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu từ đó xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Các tiêu chí để phân nhóm khách hàng: Theo loại hình quan hệ của khách hàng tại BIDV (khách hàng chỉ có quan hệ tiền gửi, vừa có quan hệ tiền gửi vừa có quan hệ tiền vay), Theo số dư tiền gửi bình quân; Theo tỷ lệ giữa Dư nợ tín dụng bình quân/Dư tiền gửi bình quân. Khách hàng đã, đang và sẽ có quan hệ tiền gửi tại BIDV sẽ được BIDV áp dụng tổng thể năm chính sách: (1) Chính sách tiếp thị, chăm sóc khách hàng; (2) Chính sách bán hàng (3) Chính sách về lãi suất tiền gửi ; (4) Chính sách về phí và giá phí dịch vụ; 5) Chính sách về lãi suất cho vay.

+ Đối với khách hàng đang có quan hệ tiền gửi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)