Nhóm giải pháp khác liên quan đến mở rộng tín dụng đối với KTTN tại BIDV Gia La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 84 - 85)

. Tổ chức thật tốt công tác chăm sóc khách hàng Tiến hành phân nhóm khách hàng, lập danh sách và phân công trách nhiệm cho cá nhân và đơn vị

3.5.3. Nhóm giải pháp khác liên quan đến mở rộng tín dụng đối với KTTN tại BIDV Gia La

BIDV Gia Lai

Để KTTN dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng còn nhiều vấn đề liên quan BIDV Gia Lai phải làm tốt hơn nữa:

- Công tác quản trị điều hành: Để chủ trương mở rộng tín dụng đối với

KTTN tại BIDV Gia Lai thực sự đi vào cuộc sống thì công tác quản trị điều hành liên quan đến tín dụng rất quan trọng, trong đó công tác giao kế hoạch tín dụng hàng năm phải phân giao cụ thể về tỷ trọng dư nợ tín dụng của KTTN trong tổng dư nợ vay để từ đó các đơn vị trực thuộc chủ động tìm kiếm khách hàng và phát triển tín dụng đúng với kế hoạch. Gắn với việc giao kế hoạch phải có giám sát, đánh giá định kỳ về kết quả thực hiện để có điều chỉnh hợp lý.

- Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch: Hiện tại BIDV Gia Lai có mạng lưới

các phòng giao dịch chưa nhiều (07 phòng giao dịch trực thuộc) nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực Thành phố Pleiku là 05 đơn vị còn 02 đơn vị ở 02 huyện, trong khi Gia Lai có 17 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố (Pleiku), 02 thị xã (An Khê và Ayunpa) và 14 huyện nên các doanh nghiệp, người dâncó nhu cầu nhưngchưa tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ BIDV được nhiều. Thời gian đến BIDV Gia Lai cần nghiên cứu các huyện có tiềm năng phát triển kinh tế như huyện ĐăkĐoa, huyện Iagrai, huyện Chưprông, Thị xã Ayun Pa…là những huyện có dân cư đông, có tiền năng về phát triển cây công nghiệp cà phê, tiêu, điều, cao su...và thành lập phòng giao dịch để các doanh nghiệp và người dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng khác góp phần phát triển kinh tế địa phương.

- Giải pháp kiểm soát, xử lý nợ xấu để làm cơ sở tăng trưởng tín dụng:

An toàn, chất lượng và hiệu quả là mục tiêu hoạt động tín dụng của BIDV Gia Lai. Do đó việc mở rộng tín dụng phải kiểm soát được chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng và hoạt

động kinh doanh ngân hàng. Chất lượng tín dụng tốt thì mới có điều kiện mở rộng tín dụng nói chung và tín dụng đối với KTTN nói riêng.

BIDV Gia Lai thường xuyên tổ chức học nghiệp vụ để quán triệt cán bộ chấp hành nghiêm túc quy trình cấp tín dụng, các bộ phận phải kiểm soát tốt quy trình cấp tín dụng, đảm bảo tính độc lập tại các khâu: thẩm định đề xuất cấp tín dụng, phê duyệt giải ngân, quản lý sau cho vay; tăng cường nhân lực cho bộ phận thẩm định rủi ro, bộ phận kiểm tra nội bộ tại Phòng Quản lý rủi ro (hiện tại chỉ có 07 cán bộ) để tái thẩm định đối với các khách hàng mới, các khoản vay trung, dài hạn, các tài sản có giá trị lớn được định giá theo giá thị trường nhằm hạn chế rủi ro do nguyên nhân thiếu thông tin, cảm xúc cá nhân,…của cán bộ tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra sau cho vay (kiểm tra hồ sơ, kiểm tra khách hàng) của bộ phận kiểm tra nội bộ để kịp thời phát hiện các sai sót cũng như xử lý các khoản nợ có nguy cơ phát sinh nợ xấu; xử phạt nghiêm, công khai đối với các cá nhân vi phạm quy trình tác nghiệp… nhằm không để phát sinh nợ xấu ngoài tầm kiểm soát. Các khoản nợ xấu đưa vào danh mục và tập trung xử lý triệt để theo chế tài tín dụng.

- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đi kèm với tín dụng:

Quan hệ tín dụng của khách hàng luôn đi kèm với sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo hiểm tài sản, dịch vụ tư vấn, dịch vụ bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động thương mại và xây dựng như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…, các dịch vụ thu - chi hộ, dịch vụ chi trả lương cán bộ qua tài khoản ngân hàng, tư vấn cổ phần hóa thông qua công ty chứng khoán BIDV, các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Hombangkinh, mobile Bangking…Các dịch vụ bổ trợ này một mặt tăng tính tiện ích cho khách hàng, phục vụ khép kín nhu cầu của khách hàng. Mỗi cán bộ ngân hàng phải am hiểu về các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng, am hiểu tiện ích sản phẩm để thuyết phục khách hàng sử dụng qua đó tăng thu dịch vụ một cách hiệu quả nhất, đồng thời huy động vốn từ nguồn doanh thu khách hàng chuyển về ngân hàng và giám sát được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)