Điều chỉnh chính sách tín dụng đối với KTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 76 - 78)

. Tổ chức thật tốt công tác chăm sóc khách hàng Tiến hành phân nhóm khách hàng, lập danh sách và phân công trách nhiệm cho cá nhân và đơn vị

3.5.2.2. Điều chỉnh chính sách tín dụng đối với KTTN

Thứ nhất, Áp dụng chính sách ưu tiên cho vay đối với doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt

Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng cho thấy lịch sử quan hệ tín dụng (LSQH) có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp (Hệ số hồi quy là 1.394,845963) . Điều đó cho thấy sự tín nhiệm trong quan hệ tín dụng là tài sản quí giá khi vay vốn. Đối với những doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, sử dụng vốn vay đúng mục đích, luôn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, thực hiện đúng những cam kết khi vay vốn ngân hàng, cung cấp kịp thời những thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo yêu cầu của ngân hàng sẽ được ngân hàng ưu tiên trong việc cấp tín dụng về hạn mức tín dụng, lãi suất, tài sản bảo đảm, phí…Ngược lại, ngân hàng sẽ hạn chế cho vay hoặc từ chối không cho vay mới, có thể tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng đối với những doanh nghiệp có lịch sử vay vốn không tốt, không thực hiện đúng cam kết tại hợp đồng tín dụng, không trả nợ đúng hạn để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu để đảm bảo an toàn vốn vay, giành vốn cho các doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tốt.

Đầu năm BIDV Gia Lai cần đánh giá lịch sử quan hệ của khách áp để dụng chính sách ưu tiên và để chủ động trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng.

Thứ hai, Có chính sách linh hoạt về tài sản bảo đảm nợ vay

Theo kết quả của mô hình, tài sản bảo đảm (TSBD) có ảnh hưởng đến dư nợ vay (DUNO) và quan hệ đồng biến (hệ số hồi quy là 1.995,68811). Một trong

những điều kiện để được vay vốn ngân hàng là doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ 3 để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tài sản để bảo đảm nợ vay theo yêu cầu của ngân hàng, đây là một trở ngại đối với KTTN khi tiếp cận vốn vay ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả được nợ nhưng thiếu tài sản bảo đảm sẽ không vay được vốn, không có vốn để phát triển kinh doanh. BIDV đã ban hành chính sách về cho vay không có tài sản bảo đảm (vay tín chấp). Để giải quyết tình trạng này BIDV Gia Lai cần mạnh dạn hơn trong việc áp dụng tối đa chính sách về tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp trên cơ sở xếp hạng khách hàng (Phụ lục 3.1 - Tiêu chí phân loại xếp hạng

khách hàng). Chính sách cho vay có bảo đảm bằng một phần tài sản hoặc không có

bảo đảm bằng tài sản đối với doanh nghiệp được xếp hạng như sau:

DN xếp hạng AAA được xem xét cho vay không có TSBĐ tối đa 80% dư nợ DN xếp hạng AA được xem xét cho vay không có TSBĐ tối đa 70% dư nợ DN xếp hạng A được xem xét cho vay không có TSBĐ tối đa 50% dư nợ DN xếp hạng BBB được xem xét cho vay không có TSBĐ tối đa 30% dư nợ DN xếp hạng BB cho vay phải có TSBĐ cho 100% dư nợ

DN xếp hạng B, CCC, CC cho vay phải có TSBĐ cho 100% dư nợ và chỉ nhận những tài sản có tính thanh khoản cao

DN xếp hạng C, D thường xuyên rà soát, định giá lại tài sản. hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ khi cần thiết.

Với chính sách về tài sản bảo đảm của BIDV Gia Lai sẽ tạo điều kiện cho những doanh nghiệp tốt, kinh doanh có hiệu quả, được ngân hàng tín nhiệm xếp loại tốt sẽ có cơ hội vay được nhiều vốn hơn khi không đủ tài sản bảo đảm.

Thứ ba, Cần quy định mức vốn tự có tối thiểu mà doanh nghiệp phải tham gia khi vay vốn ngân hàng

Theo kết quả phân tích định lượng ở chương 3 cho thấy vốn tự có (VTC) có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp (DUNO), quan hệ đồng biến (với hệ số hồi quy là 1.442,876061), do đó ngân hàng phải quy định và thông báo đến doanh nghiệp mức vốn tự có tối thiểu mà doanh nghiệp phải tham gia vào dự

án, phương án vay vốn. Trong chính sách cấp tín dụng của BIDV quy định doanh nghiệp phải có vốn tự có tham gia tối thiểu là 15% trong tổng nhu cầu vốn ngắn hạn hoặc vốn đầu tư của dự án và tỷ lệ vốn tự có sẽ giảm đối với doanh nghiệp có kết quả xếp hạng tốt. Vốn tự có tham gia có thể bằng tiền hoặc bằng tài sản của doanh nghiệp. Do mức vốn tự có tham gia khác nhau thì mức độ rủi ro của ngân hàng cũng khác nhau, do đó trong cho vay trung, dài hạn BIDV Gia Lai quy định mức lãi suất cho vay cũng khác nhau theo tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án theo hướng tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp tham gia càng nhiều thì lãi suất vay sẽ càng thấp. Tỷ lệ vốn tự có tham gia dự án 15% đến 30%; trên 30% đến 50%; trên 50% thì tương ứng với các mốc lãi suất vay tăng thêm từ 0,2- 0,5%/năm. Với cơ chế lãi suất này cũng khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn tự có bằng tiền/hiện vật tham gia dự án và tiết kiệm chi phí để đảm bảo hiệu quả dự án. Về phía BIDV Gia Lai phải nâng cao năng lực thẩm định vốn tự có của doanh nghiệp để đảm bảo rằng doanh nghiệp không báo khống vốn tự có để được vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)