Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 88 - 91)

. Tổ chức thật tốt công tác chăm sóc khách hàng Tiến hành phân nhóm khách hàng, lập danh sách và phân công trách nhiệm cho cá nhân và đơn vị

3.6.2 Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, Đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Để phục vụ tốt hơn nữa việc cấp tín dụng cho khu vực KTTN ngoài các yếu tố cần thiết khác thì một trong những yếu tố mang tính quyết định đó là nguồn vốn đảm bảo cho các ngân hàng thương mại cho vay. Để cải thiện nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thương mại, ngoài các giải pháp về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước áp dụng trong từng thời kỳ, thì giải pháp mang tính ổn định lâu dài đó là thu hút nguồn vốn rẻ trong thanh toán đang tồn tại dưới dạng tiền mặt của cá nhân, tổ chức bằng biện pháp duy trì và đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế qua hệ thống ngân hàng. Quá trình thanh toán không dùng tiền mặt chính là quá trình lưu chuyển tiền trong hệ thống ngân hàng và cũng chính là cơ sở cho khả năng tạo tiền của các ngân hàng, hay nói cách khác là làm tăng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Hiện nay lãi suất huy động và cho vay các ngân hàng ở Việt Nam cao hơn mức bình quân chung của các nước trong khu vực thì có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân huy động vốn lãi suất cao vànguyên nhân có phần quan trọng nữa là là do người dân còn thói quen thanh toán bằng tiền mặt, nếu người dân tập trung để tiền ở tài khoản ngân hàng và thanh

toán qua hệ thống ngân hàng thì ngân hàng sẽ dễ dàng hạ lãi suất cho vay và ít khó khăn về thanh khoản hơn. Để duy trì và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt cần có một số giải pháp sau:

- Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng các bộ ngành như Tài chính, Công thương, Công an…làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng;phổ biến cho người dân về dịch vụ thẻ thanh toán tiện lợi, an toàn và chi phí thấp nhất; phổ biến cho người dân chấp nhận sử dụng thẻ ATM, thanh toán chuyển tiền qua máy ATM, thanh toán tiền hàng qua máy POS.

- Đưa ra những chế tài đủ mạnh buộc các doanh nghiệp và người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt như: Chỉ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng cho những khoản thanh toán bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; quy định mức thanh toán bằng tiền mặt với mức rất thấp đối với doanh nghiệp; yêu cầu các đơn vị hành chính sự nghiệp có cam kết thanh toán bằng hình thức không dùng tiền mặt; chỉ đạo thực hiện chi trả lương qua tài khoản ngân hàng cho các đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước từ cấp thị trấn, huyện trở lên trên toàn quốc.

- Đơn giản hóa quy định thủ tục mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và người dân mở tài khoản linh hoạt và an toàn. Phối hợp cùng Công an các tỉnh tuyên truyền phổ biến và tổ chức cấp, đổi chứng minh nhân dân một cách tập trung đối với những người dân chưa được cấp, bị mất đặc biệt là đã quá hạn sử dụng (trên 15 năm) để người dân đủ điều kiện giao dịch mở tài khoản, gửi tiền và sử dụng dịch vụ ngân hàng.

- Quy định và cho phép các ngân hàng thương mại áp dụng việc thu phí hoặc tăng lãi suất cho vay đối với những khoản vay giải ngân bằng tiền mặt, ưu đãi lãi suất cho các khoản vay chuyển khoản để cho các doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; yêu cầu các ngân hàng khi cho khách hàng vay thanh toán tiền hàng, công nợ nghiêm túc thực hiện hình thức chuyển khoản không giải ngân tiền mặt cho khách hàng nhằm góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí chung cho xã hội.

Thứ 2, Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh

của ngân hàng thương mại. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra ngân hàng để

phát hiện và xử lý kịp thời những tổ chức tín dụng không chấp hành nghiêm các chỉ

đạo của Ngân hàng Nhà nước trong thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định

kinh tế vĩ mô làm cơ sở mở rộng tín dụng nói chung và tín dụng đối với KTTN nói riêng

Thời gian qua, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khu vực tư nhân nói riêng gặp không ít khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Kinh tế vĩ mô luôn có biến động, lạm phát thường tăng cao nên Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát trong điều hành vĩ mô của nền kinh tế. Để thực thi chính sách tiền tệ còn phụ thuộc vào năng lực của các tổ chức tín dụng có đủ khả năng thực hiện hay không, biểu hiện rõ nét nhất trong thời gian qua là các tổ chức tín dụng quy mô nhỏ thường không thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (vi phạm chỉ đạo cho vay bất động sản, cho vay chứng khoáng vượt tỷ lệ cho phép, tăng vốn điều lệ mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng không đúng thời hạn, nghiêm trọng hơn là vi phạm lãi suất huy động tối đa theo quy định,…), những vi phạm đó đã làm náo loại thị trường tiền tệ thời gian qua như cuộc đua tăng lãi suất huy động của các ngân hàng nhỏ làm các ngân hàng lớn phải chạy theo ở năm 2008 và tái diễn 2011. Vi phạm là rất rõ và các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin những vi phạm của ngân hàng thương mại đối với chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhưng không thấy có những xử lý kịp thời của ngân hàng cấp trên, nếu có thì rất hạn hữu. Do đó, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng thương mại, thanh tra và xử lý nghiêm những vi phạm của những ngân hàng không thực hiện nghiêm chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước, hỗ trợ các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong thanh khoản, kiên quyết xử lý sáp nhập các ngân hàng nhỏ yếu kém năng lực…có như vậy mới lập lại trật tự kỷ cương điều hành nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ ổn định ít biến động thìcác ngân hàng thương mại nói chung và BIDV Gia Lai nói riêng mới chủ động được

trong kinh doanh, khi đó chính sách tín dụng đối với KTTN mới có điều kiện triển khai thực hiện được dễ dàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển gia lai (Trang 88 - 91)