Năm 1919, trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, V.I.Lênin đã đưa ra một định nghĩa toàn diện về giai cấp như sau:
Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải của xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đồn người, mà tập đồn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đồn khác, do chỗ các tập đồn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định [97, tr.17-18].
Như vậy, theo quan điểm mácxít, sự hình thành giai cấp cũng là sự hình thành lợi ích giai cấp khác nhau. Lợi ích đó do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp đó tạo nên. Giai cấp và đấu tranh giai cấp là hiện tượng lịch sử, tồn tại khách quan, chứ không phải là kết quả của một cách tiếp cận xã hội, không phải là sản phẩm của ý thức. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh lâu dài, quyết liệt của giai cấp cơng nhân sẽ giải phóng bản thân họ và tồn thể nhân loại khỏi áp bức bóc lột và phân chia giai cấp.
Tuy nhiên, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, các cuộc cách mạng xã hội chỉ để thay thế sự thống trị của giai cấp bóc lột này bằng sự bóc lột của giai cấp khác, theo một phương thức bóc lột khác mà thôi. Chỉ đến thời đại cách mạng vô sản, cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vơ sản lãnh đạo nhằm xóa bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản mới là một cuộc cách mạng xã hội duy nhất triệt để, hướng tới mục tiêu một xã hội khơng có giai cấp, mọi người đều được hưởng tự do, bình đẳng, hịa bình và hạnh phúc. C. Mác và Ph. Ăngghen khi nói về giai cấp cơng nhân hai ông dùng nhiều tên gọi khác nhau: Giai cấp vơ sản, giai cấp xã hội hồn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.
Dù giai cấp cơng nhân có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng theo C.Mác và Ph.Ăngghen, họ vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản: Về phương thức lao động và về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hai thuộc tính này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăngghen cịn gọi giai cấp cơng nhân là giai cấp vơ sản, là giai cấp duy nhất có thể giải quyết đúng đắn mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc chân chính và lợi ích của nhân dân lao động trên toàn thế giới.
Vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là vấn đề giải phóng giai cấp (giai cấp cơng nhân, nơng dân và các tầng lớp lao động khác...) khỏi tình trạng áp
bức bóc lột, đem lại cơm ăn áo mặc, tự do hạnh phúc cho các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Trong điều kiện dân tộc bị xâm lược vấn đề giai cấp ln được Hồ Chí Minh đặt trong mối quan hệ biện chứng với vấn đề dân tộc. Lợi ích của giai cấp thống nhất chặt chẽ với lợi ích dân tộc. Điều đó có nghĩa là chỉ có giải phóng dân tộc
mới giải phóng được giai cấp. Hội nghị Trung ương lần thứ tám do Người chủ trì, đã khẳng định:
Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc cịn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được [43, tr.113].
Khi đất nước giành được độc lập rồi thì giải phóng giai cấp chính là phải từng bước xố bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc thật sự cho tất cả mọi người. Đây là vấn đề nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp. Người khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [111, tr.64].
Đồng thời, vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng chính là nhìn nhận xem giai cấp nào đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam, đáp ứng được khát vọng độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.
Trong điều kiện quốc gia - dân tộc Việt Nam là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, vấn đề là giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì vấn đề được đặt ra là giai cấp nào có thể đáp ứng được yêu cầu lịch sử đó, hay có thể nói một cách khác là
vấn đề giai cấp ở đây chính là giai cấp nào có thể giải quyết được triệt để vấn đề dân
tộc thuộc địa, giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ giải quyết triệt để vấn đề đó khi đứng trên lập trường của giai cấp cơng nhân. Vì theo Người, chỉ có giai cấp cơng nhân là người duy nhất có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đi tới thắng lợi cuối cùng, bằng sự liên minh với giai cấp nơng dân và trí thức coi đó là nền tảng của mặt trận đoàn kết toàn dân. Người khẳng định:
Đặc tính cách mạng của giai cấp cơng nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiền tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp cơng nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo [115, tr.256].
Mặt khác, trên cơ sở kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào phân tích cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh xem xét vấn đề giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới góc độ mối tương quan về lợi ích và tương quan về quyền lực giữa các giai cấp trong xã hội Việt Nam. Theo Người, chỉ có đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân mới đảm bảo sự thống nhất biện chứng về lợi ích giữa giai cấp, tầng lớp trong xã hội với toàn thể dân tộc Việt Nam. Điểm mấu chốt của sự thống nhất đó theo quan điểm của Hồ Chí Minh là phải giữ vững được sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng.