vấn đề dân tộc và giai cấp
Việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là một quan điểm có tính ngun tắc trong giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở nước ta trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, cũng như trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
Quan điểm biện chứng trong việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa trên đòi hỏi phải thực hiện tốt các quan điểm sau đây: Thứ nhất, cần có quan điểm khách quan trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp;
Thứ hai, cần có quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức và giải quyết vấn đề đấu
tranh giai cấp; Thứ ba, cần có quan điểm tồn diện trong nhận thức và giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp.
Việc đứng trên quan điểm biện chứng để giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, sẽ giúp chúng ta không “tả” cũng không “hữu” trong giải quyết vấn đề trên, hay nói cách khác là khơng tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc cũng như vấn đề giai cấp.
Quan điểm biện chứng đòi hỏi, trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp cần phải có cái nhìn khách quan, tồn diện và căn cứ vào điều kiện, hồn cảnh, từng thời gian cụ thể, khơng được giáo điều, rập khn, coi những ngun lý trong lý luận đó là bất biến. Hồ Chí Minh là người vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam nên đã giải quyết đúng đắn vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, tạo cơ sở để giải phóng đất nước. Nếu khơng có quan điểm lịch sử - cụ thể chúng ta có thể mắc bệnh giáo điều khi giải quyết vấn đề giai cấp, điều này có thể cản trở sự phát triển xã hội. Trong thực tế lịch sử cho ta bài học là, có thời kỳ, khi triển khai các nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã có lúc Đảng ta phạm sai lầm nóng vội, chủ quan, duy ý chí, quá nhấn mạnh vấn đề giai cấp nên đã xem nhẹ vấn đề dân tộc trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến lợi ích các giai cấp, tầng lớp khơng được tính đến đầy đủ và kết hợp hài hồ, sức mạnh dân tộc không được phát huy như một trong những động lực chủ yếu nhất. Nhưng ngay sau đó, Đảng ta đã kịp thời khắc phục có hiệu quả cả về phương diện nhận thức lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn vấn đề này.
Trong những năm gần đây, ở nước ta đã nảy sinh ý kiến cho rằng: Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp luận chứng trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đúng với một số nước khác nào đó, cịn ở Việt Nam vốn là nước thuộc địa, nửa phong kiến, vấn đề dân tộc bao giờ cũng chi phối, khi nào Đảng nhấn mạnh vấn đề giai cấp thì đều dẫn đến sai lầm. Từ đó, họ đề xuất ý kiến theo hướng nhấn mạnh một chiều vấn đề dân tộc, tách vấn đề dân tộc khỏi vấn đề giai cấp, hạ thấp ý nghĩa quan trọng, bức thiết của vấn đề giai cấp, không lấy quan điểm giai cấp làm quan điểm cơ sở lập trường để xem xét, giải quyết vấn đề dân tộc. Theo họ, nước ta hiện nay chỉ nên đề ra và giải quyết những vấn đề dân tộc, cịn vấn đề giai cấp khơng nên đặt ra. Mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh'' được họ đồng tình, nhưng giải thích theo hướng phi giai cấp, nghĩa là không nhất thiết phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực chất là họ bác bỏ đường lối giải quyết vấn đề dân tộc theo lập
trường của giai cấp công nhân. Quan điểm nêu trên đi ngược với con đường mà Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn, và rõ ràng là không phù hợp với thực tiễn của lịch sử cách mạng Việt Nam. V.I.Lênin đã từng cảnh báo: “Chừng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của các giai cấp này hay giai cấp khác, ẩn đằng sau bất kỳ những câu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào có tính chất đạo đức, tơn giáo và chính trị xã hội, thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị” [95, tr.57].
Thực tiễn đó đã chỉ ra rằng, trong bất cứ giai đoạn nào, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đều phải kết hợp nhuần nhuyễn lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc; trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam ln ln gắn bó hữu cơ với lý tưởng của giai cấp cơng nhân Việt Nam. Nền độc lập thật sự của dân tộc; tự do, sự giàu mạnh, văn minh và hạnh phúc của nhân dân chỉ có thể đạt được một cách bền vững trong sự nghiệp cách mạng theo mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân. Bởi vậy, trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp phải dựa trên quan điểm biện chứng (khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể…) trở thành một vấn đề có tính ngun tắc trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta nói chung, cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay nói riêng.