Tăng cường đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công nông trí dưới sự lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tung Lam _nop QD_ (Trang 131 - 134)

trí dưới sự lãnh đạo của Đảng

Việc tăng cường đồn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công nhân - nơng dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay, cũng chính là kết hợp và giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp một cách nhuyễn của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Với Hồ Chí Minh, đại đồn kết dân tộc không phải là một sách lược nhất thời mà là một chiến lược cách mạng lâu dài, nhất qn có ý nghĩa sống cịn, quyết định thành bại của của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng đại đồn kết của Hồ Chí Minh lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân làm nền tảng. Đó là sự kết hợp hài hịa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích gia đình và lợi ích xã hội, lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc.

Đồn kết dân tộc vừa là động lực, vừa là mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đi ngược lại với mục tiêu ấy là khuynh hướng chia rẽ, gây mất đoàn kết, cản trở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cuộc đấu tranh chống các khuynh hướng chia rẽ để xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc ta. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, khi nào chúng ta biết nêu cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, phát huy được sức mạnh dân tộc, tranh thủ được sức mạnh của quốc tế, thì khó khăn đến mấy cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Ngược lại, ở đâu, lúc nào xa rời những tư tưởng quan trọng ấy, thì nơi ấy, lúc ấy cách mạng gặp khó khăn và tổn thất. Đó là bài học rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy, quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có tác động trực tiếp đến liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhưng việc tăng cường củng cố khối liên minh giai cấp vững mạnh vẫn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn thể nhân dân ta. Điều đó có ý nghĩa quyết định đối với sự thắng lợi của cách mạng trong điều kiện mới. Trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường đoàn kết dân tộc phải nắm vững những quan điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đoàn kết dân tộc phải lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn minh làm mục tiêu cơ bản của mọi đường lối và chính sách. Đây là mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Để giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ trên cần quán triệt những vấn đề sau đây:

Một là, đại đồn kết vì mục tiêu giữ vững độc lập thống nhất, chủ quyền, quốc gia

và toàn vẹn lãnh thổ, đưa nước ta thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đất nước giàu mạnh. Đoàn kết các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay định cư

ở nước ngoài. Đoàn kết chủ yếu phải lấy mục tiêu chung làm điểm tương đồng, đồng thời tôn trọng những ý kiến khác nhau khơng trái với lợi ích chung của dân tộc, cùng nhau xố bỏ định kiến, mặc cảm, hướng tới tương lai, xây dựng tinh thần đại đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫn nhau.

Xuất phát từ sự khác nhau giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội, giữa các dân tộc, các tơn giáo... nên việc đồn kết họ trong Mặt trận là rất quan trọng và việc đồn kết đó trong tổ chức Mặt trận dựa trên việc xác định rõ mục tiêu chung làm điểm tương đồng để cùng nhau phấn đấu thực hiện. Nhưng việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và giai cấp một mặt đòi hỏi phải nắm vững đường lối xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, với Cương lĩnh và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, đó thực chất là đường lối thể hiện lập trường giai cấp cơng nhân. Mặt khác địi hỏi phải thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận vì mục tiêu nêu trên nhằm tập hợp tất cả các lực lượng của dân tộc thực hiện thắng lợi đường lối đó. Đó chính là thể hiện cao nhất lợi ích của dân tộc.

Hai là, đại đồn kết trước hết phải được thể hiện trong các chủ trương của Đảng và

chính sách và pháp luật của Nhà nước, đáp ứng được lợi ích, nguyện vọng chính đáng của các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo trong xã hội; gắn quyền lợi với trách nhiệm, lợi ích riêng của mỗi người với nghĩa vụ cơng dân, trong đó lấy lợi ích dân tộc là cao nhất. Đồng thời tạo mọi điều kiện và mơi trường thuận lợi để giải phóng sức lao động, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế phát triển cao độ nguồn nhân lực và tài năng sáng tạo, ra sức phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu hợp pháp, cần kiệm xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, Đảng và Nhà nước khuyến khích tồn dân thực hiện tốt chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa với những người có cơng với nước, tham gia các việc cơng ích, các hoạt động nhân đạo và từ thiện, giúp nhau xố đói, giảm nghèo, phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. Chỉ có khơng ngừng phát triển kinh tế - xã hội, mọi người

thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, đời sống, đồng thời xử lý thoả đáng các mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung và các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân mới củng cố và tăng cường được khối đại đoàn kết dân tộc.

Thứ hai, đoàn kết phải trên cơ sở tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công

nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đi đôi với việc củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phải không ngừng củng cố liên minh giai cấp cơng nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm cho khối liên minh thực sự trở thành nền tảng của khối đại đoàn kết tồn dân. Nếu cơng nhân, nơng dân, trí thức khơng đủ mạnh, khơng liên minh với nhau chặt chẽ, khơng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thì khơng thể củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết tồn dân, Mặt trận khơng thể vững chắc và đi đúng hướng được. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dựa trên nền tảng liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là sự phản ánh về mặt tổ chức xã hội, mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp. Tách biệt, hoặc nhấn mạnh một chiều vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoặc liên minh công nhân - nơng dân - trí thức đều khơng đúng với biện chứng của đời sống cách mạng. Tuyệt đối hố vai trị, vị trí của liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức, hạ thấp vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ dẫn đến cực đoan, “tả khuynh” và bệnh cơ lập, hẹp hịi; ngược lại, nhấn mạnh, đề cao một chiều vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, coi nhẹ liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức sẽ dẫn đến hữu khuynh, xa rời lập trường giai cấp. Thực tế cho thấy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam càng rộng rãi bao nhiêu, sức mạnh của liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức càng to lớn bấy nhiêu; ngược lại, liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức càng được củng cố, tăng cường thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam càng vững chắc, càng có sức mạnh.

Liên minh cơng - nơng - trí được xây dựng và củng cố trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài của dân tộc, là lực lượng cơ bản có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Liên minh cơng - nơng - trí vững mạnh chẳng những đảm bảo được sự đoàn kết thống nhất trong nhận thức và hành động để thực hiện những mục tiêu chung, mà còn là cơ sở để bảo đảm quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân, củng cố nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm qua, sự đồn kết, thống nhất giữa giai cấp cơng nhân, giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, nhất là

trong quan hệ lợi ích kinh tế, có một số vấn đề nảy sinh, ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc xây dựng khối liên minh cơng - nơng - trí và khối đại đồn kết tồn dân tộc. Đó là tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp ở những lợi ích cục bộ, lợi ích trước mắt, dẫn đến thái độ thiếu hợp tác, nhất trí trong sản xuất và các hoạt động xã hội chung. Điều này ít nhiều tác động tiêu cực, cản trở việc xây dựng, phát huy vai trị của khối đại đồn kết tồn dân tộc vì mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

Do vậy, trong điều kiện nay để liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cũng chính là giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong điều kiện mới, một vấn đề cốt yếu là chúng ta phải xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thực sự vững mạnh, xứng đáng là lực lượng tiên phong, là người dẫn đường cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tuy nhiên, còn nhiều tổng thể những vấn đề bất cập trong giai cấp công nhân trong những năm vừa qua thì thấy rõ một bộ phận lớn cơng nhân xuất thân từ nơng dân chưa được đào tạo có hệ thống nên trình độ tay nghề cịn thấp, chậm thích nghi với cơ chế quản lý công nghiệp; một bộ phận cơng nhân giác ngộ chính trị cịn thấp, ít rèn luyện phấn đấu để trở thành đảng viên, đoàn viên. Do vậy, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, đủ sức làm tròn sứ mệnh là giai cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đề cấp bách đối với nước ta hiện nay. Nói về điều đó, tại Đại hội XII Đảng khẳng định: “Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của cơng nhân” [54, tr.160]. Bởi vì sự lớn mạnh của giai cấp cơng nhân là một trong những điều kiện cơ bản nhất đảm bảo giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tung Lam _nop QD_ (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w