Thống nhất về lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp trong mục tiêu phát triển chung của đất nước

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tung Lam _nop QD_ (Trang 77 - 80)

triển chung của đất nước

Đảng ta xác định mục tiêu phát triển chung của đất nước là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là mục tiêu cơ bản và xuyên suốt trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện mục tiêu này, chính là biểu hiện cơ bản của việc giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay.

Việc giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trên lập trường của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam thể hiện tập trung ở đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam được biểu hiện ở mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn cách mạng, sự kết hợp ấy có những biểu hiện đặc thù với những nội dung xác định.

Trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc, lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp thống nhất chặt chẽ trong mục tiêu là giành độc lập dân tộc. Do vậy việc xử lý quyền lợi dân tộc và quyền lợi giai cấp, giai cấp công nhân đặt quyền lợi giai cấp trước mắt và trực tiếp phụ thuộc vào lợi ích sống cịn của dân tộc. Đây cũng là cơ sở để Cách mạng tháng

Tám 1945 và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Khi cách mạng giải phóng dân tộc được hồn thành, đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp được thống nhất ở mục tiêu chung là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lợi ích của giai cấp cơng nhân thống nhất với lợi ích của dân tộc trong trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tuy nhiên, sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong quá trình xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã xuất hiện tư tưởng nơn nóng chủ quan, duy ý chí muốn đẩy nhanh q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội để mau chóng bù đắp những hy sinh, tổn thất trước đây. Do còn thiếu tri thức về các quy luật phát triển của xã hội và những kinh nghiệm của quá trình cách mạng chưa được tổng kết kịp thời, lại mắc bệnh học tập theo lối sao chép máy móc những việc làm từ bên ngoài...

Chiến lược chuyển từ giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sang bước đầu cách mạng xã hội chủ nghĩa được soạn thảo và thực hiện với ảo tưởng có thể giành thắng lợi hồn tồn trong một định kỳ ngắn, bất chấp điều kiện thực tế của đất nước. Từ đó, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khơng được tính đến đầy đủ và kết hợp hài hồ, sức mạnh dân tộc khơng được phát huy. Cũng từ đó, tính q độ, trung gian của q tình phát triển khơng được tơn trọng, tính “giao kết” giữa hai giai đoạn cách mạng không được nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm túc. Nhiệm vụ dân tộc dân chủ - đặc biệt là nhiệm vụ dân chủ - trong khuôn khổ của giai đoạn cách mạng trước chưa có điều kiện thực hiện một cách triệt để ở những năm có chiến tranh ác liệt, đáng ra còn phải được tiếp tục thực hiện ở mức độ cao hơn để tạo lập mặt bằng trực tiếp cho việc triển khai những nhiệm vụ mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa, thì trên thực tế bị xem nhẹ, thậm chí có mặt bị lãng qn.

Việc bỏ qua chế độ tư bản để tiến theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã có lúc được hiểu như sự loại trừ tức khắc mọi yếu tố của chủ nghĩa tư bản. Trong việc làm đã có lúc bị chi phối bởi một số quan niệm giáo điều: dường như cái gì càng khác chủ nghĩa tư bản thì càng là xã hội chủ nghĩa. Thế là, những nhân tố cịn hữu ích của chủ nghĩa tư bản khơng được sử dụng như những điều kiện cần thiết để xây dựng chủ nghĩa xã hội; nhiều biện pháp cịn có ý nghĩa tích cực đối với cuộc sống khơng được áp dụng để bước đi của chủ nghĩa xã hội thích nghi với điều kiện hiện thực, để xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước mà tiến lên chủ nghĩa xã hội như Lênin đã từng nhấn mạnh.

Những sai lầm, thiếu sót đó đã đưa đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội những năm cuối 1970, đầu 1980; khối đoàn kết dân tộc, khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức có nguy cơ bị rạn nứt; lịng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào chủ nghĩa xã hội bị giảm sút.

Trước yêu cầu của thực tiễn đất nước, Đảng ta đã tỉnh táo đánh giá tình hình, nhận ra những sai lầm, nhận thức được tất yếu phải đổi mới, Đảng ta đề ra đường lối đổi mới tồn diện từ Đại hội VI. Thơng qua những kinh nghiệm thành công, cũng như những sai lầm vấp váp, Đảng ta từng bước hoàn thiện đường lối mới. Đường lối này đã xác định những nét chính của mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với mục tiêu cơ bản và xuyên suốt: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đồng thời vạch ra những giải pháp chiến lược, những điều kiện tiên quyết để khơi dậy tiềm năng, phát triển đất nước, trong đó có những điểm đổi mới phải quán triệt. Để thực hiện được mục tiêu căn bản đó địi hỏi phải chiến thắng 4 nguy cơ lớn, mà Đảng ta đã chỉ ra, đó là: 1. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; 2. Nguy cơ chệch hướng chủ nghĩa xã hội; 3. Nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác; 4. Âm mưu và hành động "diễn biến hồ bình" của các thế lực thù địch.

Có thể nói, xóa bỏ tình trạng kém phát triển, loại bỏ nguy cơ tụt hậu về kinh tế, tiến lên trình độ các nước phát triển là vấn đề trung tâm, đồng thời là vấn đề bức bách của lợi ích dân tộc, đồng thời là lợi ích giai cấp, trong điều kiện hiện nay. Trong Cương lĩnh năm 1991, Đảng ta cho rằng, để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kém phát triển.

Như vậy, có thể khẳng định mục tiêu trên đã giải quyết được mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, vì đã thống nhất được lợi ích dân tộc và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Sở dĩ như vậy là vì, vấn đề cơ bản nhất của việc giải quyết quan hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự thống nhất lợi ích giai cấp và lợi ích tồn dân tộc; sự thống nhất về căn bản giữa lợi ích của các giai tầng: cơng nhân, nơng dân, trí thức, các tầng lớp lao động, tư sản dân tộc; giữa lợi ích của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đại hội IX đã chỉ rõ: “Lợi ích giai cấp cơng nhân thống nhất với lợi ích dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [44, tr.85]. Công cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chúng ta đang tiến hành là chặng đường quan trọng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản nói trên.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tung Lam _nop QD_ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w