ta hiện nay phải tạo ra động lực cho sự phát triển xã hội
Việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, xét đến cùng là thống nhất về lợi ích, khơi dậy lịng u
nước, tạo ra sự đồng thuận trong quá trình phát triển xã hội. Vì vậy, trong giải quyết
mối quan hệ này cần phải sáng tạo, linh hoạt và khéo léo phù hợp với thực tiễn tạo ra động lực cho thắng lợi của cách mạng. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở nước ta hiện nay.
Trong quá trình tiến hành cách mạng Việt Nam, cũng như trong sự nghiệp đổi mới, động lực cách mạng có vai trị rất quan trọng, nó là cơ sở để thúc đẩy cách mạng tiến lên. Động lực cách mạng, được xác định dưới góc độ vật chất và tinh thần, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu... Một trong những động lực cơ bản và xuyên
suốt trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam, được Đảng ta xác định chính là chủ nghĩa yêu nước và khối đại đoàn kết (bao gồm đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế). Do vậy, việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp phải khơi dậy được những động lực này, đây là cơ sở cho sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi cuối cùng.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đất nước ta cần vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức lớn. Do vậy, Đảng và Nhà nước cần có đường lối, chủ trương đúng đắn để giải quyết những vấn đề nói trên. Song muốn, tháo gỡ được khó khăn, vượt qua được các thách thức, chúng ta cần có những biện pháp hiệu quả để động viên, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của các tầng lớp nhân dân. Để phát huy lòng yêu nước phải kết hợp hài hịa giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân.
Phát huy chủ nghĩa yêu nước trong toàn dân để tạo ra động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là một trong những nhiệm vụ trọng đại của Đảng. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh Đảng cần “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” [114, tr.38-39]. Ngày nay, “công việc yêu nước”, chính là cơng việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Một trong những động lực cơ bản nữa của cách mạng nước ta đã được Đảng ta xác định một trong những động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức do Đảng lãnh đạo..., Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển. Như vậy, động lực cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam là đại đoàn kết bao gồm động lực bên trong (đoàn kết dân tộc) và động lực bên ngồi (đồn kết quốc tế). Đó chính là tiến trình giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài, giữa nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại lực, giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, trên nền tảng pháp lý và truyền thống nhằm vừa bảo đảm độc lập, tự chủ của nước ta vừa tranh thủ và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế để phát triển sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Để biến tư tưởng đại đoàn kết trở thành động lực phát triển đất nước, chúng ta không dừng lại ở chỗ khẳng định nó là động lực tư tưởng; mà trái lại, phải biến động lực tư tưởng ấy thành sức mạnh hiện thực thông qua các thiết chế phù hợp, các phong trào hành động cách mạng toàn dân tộc theo phương châm bảo đảm sự thống nhất, sự tương đồng các mối quan hệ khác nhau thể hiện tập trung trong các lợi ích khác nhau giữa các
giai cấp, các tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, cá nhân trong xã hội nước ta với lợi ích của tồn thể dân tộc, trên cơ sở pháp luật và đạo lý truyền thống của dân tộc. Trong thời kỳ hiện nay, điểm tương đồng chung nhất giữa các giai cấp, tầng lớp và toàn thể dân tộc được thể hiện trong mục tiêu độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Mục tiêu đó phản ánh những lợi ích cơ bản nhất, cốt lõi nhất của đại đa số nhân dân ta. Sự vững mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta từ khi có Đảng lãnh đạo đã cho thấy sự nhận thức đúng đắn của Đảng ta về vai trò của sự thống nhất trong việc thực hiện những mục tiêu chung của cả dân tộc.
Mặt khác, trong quan hệ đối ngoại, phải nắm chắc quan điểm "dĩ bất biến ứng vạn biến". Nghĩa là, cần giữ vững quyền độc lập dân tộc, giữ vững con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua sách lược, biện pháp hết sức linh hoạt, mềm dẻo và khôn khéo vừa rất rộng mở vừa rất tỉnh táo, vừa hợp tác vừa đấu tranh, trên nền tảng truyền thống bang giao và luật pháp quốc tế nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong các quan hệ quốc tế.
Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng, để chủ nghĩa yêu nước và khối đại
đoàn kết trở thành động lực to lớn, của sự phát triển đất nước phụ thuộc vào khả năng
và trình độ giải quyết của chúng ta về các mối quan hệ đa chiều, phức tạp trong nội bộ dân tộc và quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới. Cụ thể việc giải quyết các mối quan hệ: Giai cấp và dân tộc, cộng đồng và cá nhân, xã hội và gia đình, quốc gia và quốc tế... theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, việc giải quyết quan hệ dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế sẽ là cơ sở rất quan trọng trong việc tạo ra động lực cho sự phát triển đất nước. Hay nói cách khác, tạo ra động lực cho sự phát triển đất nước là một nguyên tắc cơ bản trong giải quyết quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế ở nước ta hiện nay.