Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp đối với việc giành, giữ chính quyền nhà nước. Các quan hệ này bao giờ cũng biểu hiện tập trung của các quan hệ kinh tế, thơng qua các chủ thể chính trị trong hệ thống chính trị. Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có các thành tố cơ bản là Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội...
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với đổi mới kinh tế, hệ thống chính trị cũng được đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động. Thực chất của q trình đó là nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của bộ máy tổ chức nhà nước phù hợp với lợi ích của dân tộc và giai cấp, củng cố mối liên hệ mật thiết giữa dân tộc và giai cấp, làm chuyển biến hệ thống chính trị theo hướng dân chủ hóa góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”.
Thứ nhất, tính thống nhất giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp được thể hiện ở một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Hệ thống chính trị mà chúng ta đang tiến hành xây dựng là một hệ thống chính trị thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. Đây là một nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đảng ta khẳng định “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [35, tr.19]. Do vậy, quá trình đổi mới và xây dựng hệ thống chính trị, tức hệ thống các tổ chức đại diện nhân dân, gắn với q trình bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân, từng bước hồn thiện và nâng cao trình độ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Chúng ta luôn xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng về dân chủ của
nhân dân; căn cứ vào trình độ giác ngộ và năng lực thực hành dân chủ của nhân dân mà tiến hành đổi mới hệ thống chính trị. Đảng ta đã xác định: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, đó là … thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý Nhà nước của mình” [34, tr.112]. Chỉ khi nhân dân với tư cách là người chủ và người làm chủ, là chủ thể của quyền lực chính trị, trực tiếp tham gia xây dựng, thực hiện kiểm tra giám sát việc thực thi quyền lực các tổ chức trong hệ thống chính trị mới có thể xem là đổi mới thành cơng.
Vì vậy, vấn đề quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình đổi mới được Đảng, Nhà nước ta quan tâm nhiều hơn. Nhân dân đã thực hiện quyền làm chủ, tham gia vào đời sống chính trị, đóng góp ý kiến, xây dựng đường lối, chính sách, các văn bản pháp luật, quyết sách quan trọng của Đảng, Nhà nước; tích cực tham gia cơng tác bầu cử các cấp, giám sát hoạt động của các đại biểu dân cử và cán bộ Đảng và Nhà nước; khắc phục dần tình trạng mất dân chủ, dân chủ hình thức. Đánh giá kết quả của việc đổi mới hệ thống chính trị qua 30 năm đổi mới Đảng ta khẳng định: “Thể chế thực thi quyền dân chủ của nhân dân từng bước được xác lập và cụ thể hóa...”, “Ý thức dân chủ của cơng dân và của xã hội, trình độ năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên. Những đảm bảo dân chủ về quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội đã được luật hóa cụ thể hơn và từng bước thực hiện có kết quả” [53, tr.146-147].
Thứ hai, thống nhất giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp được thể hiện trong quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
Về quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Đây là mối quan hệ chính trị - pháp lý giữa các chủ thể có vai trị, vị trí, chức năng và nhiệm vụ khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân chủ, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Giải quyết quan hệ này, cũng là thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong việc xây dựng hệ thống chính trị. Việc duy trì sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, chính là đảm bảo tính chất giai cấp cơng nhân trong hệ thống chính trị. Do đó, tất yếu phải giữ vững thường xuyên giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị; hiến pháp và pháp luật Nhà nước trong hệ thống chính trị đó đưa ra là thể chế hóa đường lối của Đảng, mọi chính sách đều phải nhất quán quan điểm của giai cấp công nhân và nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Chỉ như vậy mới giữ vững được mục tiêu đi tới chủ nghĩa xã hội và do đó, nhân dân mới được hưởng ngày càng đầy đủ những giá trị dân chủ.
Trong q trình đổi mới hệ thống chính trị, chính là xác định vị trí chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và mối quan hệ lẫn nhau giữa các tổ chức trong một thiết chế thống nhất, khắc phục tình trạng lấn sân hoặc đùn đẩy trách nhiệm của mình. Ngay từ Đại hội VII, Đảng ta đã xác định rõ: đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, cần quán triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản: cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; động lực thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng là đáp ứng các lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hồ các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân; các hình thức tập hợp nhân dân phải đưa dạng; công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, chứ khơng phải chỉ của riêng các đoàn thể. Muốn tạo ra phong trào cách mạng sâu rộng trong quần chúng khơng những phải có đường lối, chủ trương đúng, làm tốt cơng tác tun truyền giáo dục tư tưởng, mà cịn phải bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết và có phương pháp, biện pháp tổ chức đúng.
Trong đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị vấn đề mấu chốt nhất và cũng là khó nhất đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, khắc phục cả hai khuynh hướng thường xảy ra trong thực tế: hoặc là bao biện làm thay, hoặc là buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Đánh giá về kết quả đổi mới hệ thống chính trị trong 30 năm đổi mới Đảng ta khẳng định: “Vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong tổ chức trong hệ thống chính trị được xác định ngày càng rõ hơn và được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật. Phân định rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội” [53, tr.148]. “Nội dung “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” từng bước được cụ thể hóa, có những bước tiến theo hướng phân định rõ hơn chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi chủ thể, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch, ý thức tuân thủ pháp luật” [53, tr.149].
Thứ ba, lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp được đảm bảo khi các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, trước
hết là nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội
tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời cũng là đội tiên phong của toàn thể nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam; là người lãnh đạo, tổ chức và đề ra đường lối cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam nói chung, cơng cuộc đổi mới nói riêng nói lên rằng, Đảng ta ln gắn bó máu thịt với nhân dân, với dân tộc. Tuy nhiên để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải
thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu, tham nhũng, làm trong sạch nội bộ Đảng để Đảng mãi mãi xứng đáng là người lãnh đạo của dân tộc, của nhân dân. Đánh giá về công tác xây dựng Đảng trong 30 năm đổi mới Đảng ta khẳng định:
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được coi trọng, tăng cường,.. Việc thực
hiện các nghị quyết về xây dựng Đảng đã tạo được sự chuyển biến nhất định trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; bước đầu khắc phục được một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác cán bộ và thực hiện các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng từng bước được nâng cao [53, tr.166].
Hai là, việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, phải gắn liền việc nâng cao hiệu
lực quản lý của nhà nước. Việc củng cố tăng cường sự lãnh đạo của Đảng phải thể hiện
ở vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Vì Nhà nước là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống chính trị. Sức mạnh của Đảng cầm quyền thể hiện ở sức mạnh của nhà nước. Nhà nước thể chế hóa đường lối của Đảng và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Trong hệ thống chính trị, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước mang bản chất của giai cấp cơng nhân, nhưng đó là nhà nước phục vụ, bảo vệ lợi ích cho tồn thể nhân dân lao động. Nhà nước không chỉ là cơ quan thực thi quyền lực của nhân dân lao động, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động mà cịn là cơ quan thực hiện chức năng xã hội một cách đầy đủ nhất. Giai cấp vô sản dùng nhà nước để thực hiện sự chuyên chính đối với các thế lực đi ngược lại lợi ích của nhân dân, làm tổn hại đến cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Đó là ý nghĩa tồn diện, to lớn đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Trong thời kỳ đổi mới, để tăng cường hiệu lực của hệ thống chính trị, Đảng ta chủ trương tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị. Nhà nước đổi mới nội dung phương thức hoạt động theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Một điều đáng chú ý là, bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức lại trùng hợp với tiêu chí cốt lõi của nhà nước pháp
quyền khi khẳng định tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, nhân dân là người chủ tối thượng, tuyệt đối và duy nhất của quyền lực nhà nước. Và như vậy, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước có thể bảo đảm bằng cơ sở pháp lý và trên thực tế mọi quyền hành và lợi ích đều thuộc về dân, đây là điều mang tính bản chất. Ở đây, lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp là thống nhất đảm bảo tất cả quyền lực thuộc với nhân dân.
Việc chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cùng với chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã làm cho mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội được đảm bảo cả quyền lợi kinh tế và chính trị, hai quyền lợi cơ bản nhất của con người trong xã hội hiện đại. Chính điều này tạo nên sự thống nhất của một dân tộc hiện đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đánh giá về việc nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước trong 30 năm đổi mới Đảng ta khẳng định:
Tổ chức và cơ chế hoạt động của các thiết chế trong bộ máy nhà nước có những đổi mới trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình... Hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước từng bước được nâng lên. Tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, của các cơ quan nhà nước từng bước được đổi mới; chủ trương cải cách tổng thể bộ máy nhà nước được triển khai và có những kết quả bước đầu. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực nhà nước từng bước được quy định rõ hơn và triển khai thực hiện trong thực tế [53, tr.149-150].
Ba là, trong hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân
dân hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước, đồng thời “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, liên minh chính trị của các đồn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền” [35, tr.20].
Trong vấn đề kết hợp nhân tố dân tộc với nhân tố giai cấp trong việc xây dựng và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong mặt trận có tầm quan trọng đặc biệt để thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước. Đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hình ảnh tiêu biểu của liên minh giai cấp do Đảng lãnh đạo trên cơ sở lợi ích tối cao của dân tộc.
Trong thời kỳ đổi mới, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị nói chung, Mặt trận và các tổ chức quần chúng cũng tiến hành đổi mới nội dung và phương
thức hoạt động theo hướng khắc phục tình trạng “hành chính hóa” trong tổ chức và hoạt động, phù hợp với tính chất quần chúng và những biến động về đa dạng về cơ cấu xã hội giai cấp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng lợi ích thiết thực của các tầng lớp nhân dân. Đổi mới và phát triển các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức của quần chúng là chủ động tạo ra sức mạnh của cơ sở xã hội của Đảng và nhà nước. Đó là một nhân tố cực kỳ quan trọng về mặt xã hội để đảm bảo ổn định chính trị, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, Nhà nước trong bất kỳ tình huống nào. Hiện nay ở nước ta các hội quần chúng khơng ngừng được mở rộng. Cả nước có khoảng 166 hội quần chúng theo lợi ích nghề nghiệp gồm: “Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật có 62 hội thành viên; liên hiệp các hội văn học nghệ thuật có 9 tổ chức thành viên; liên hiệp tổ chức hữu nghị và hịa bình có 40 tổ chức thành viên” [37, tr.63].
Cùng với việc đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, chúng ta đã thực hiện đa dạng hóa chức năng tập hợp, giáo dục quần chúng để thực hiện có hiệu quả mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã xem việc bảo vệ, thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích chính đáng của các thành viên trong tổ chức của mình là chức năng