MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1986 - 2016
Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp cũng như việc giải quyết mối quan hệ đó ln ln là những vấn đề lớn và phức tạp. Giải quyết tốt những vấn đề ấy sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đề ra đường lối, chính sách, định ra những biện pháp phù hợp với tình hình nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng. Điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan, nhưng cơ bản là phải xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cách mạng cụ thể của từng quốc gia, với những diễn biến của sự phân hoá giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp đang đòi hỏi phải giải quyết... Những điều ấy đòi hỏi bộ tham mưu lãnh đạo phải nhận thức đúng, phải có phương pháp luận khoa học đồng thời phải định ra được chủ trương, đường lối đúng đắn.
Vấn đề dân tộc trong thời kỳ đổi mới hiện nay, là vấn đề xây dựng, phát triển và bảo vệ dân tộc, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia - độc lập dân tộc. Bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hội nhập quốc tế tranh thủ hịa bình, phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Vấn đề giai cấp hiện nay chính là vấn đề dân chủ, cơng bằng và phân tầng xã hội. Đó là hệ quả tất yếu của q trình phát triển hiện đại gắn với q trình tồn cầu hóa, phân cơng lại lao động, phân chia lại các giá trị. Tồn cầu hóa đã di chuyển chủ nghĩa tư bản ra tồn thế giới với sự bóc lột tinh vi đối với các quốc gia dân tộc khác. Do vậy, việc giải quyết vấn đề giai cấp chính là khơng ngừng nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện dân chủ, đảm bảo cơng bằng và giải quyết tình trạng phân hóa giai cấp và phân tầng xã hội.
Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong giai đoạn hiện nay, là thống nhất lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp là cơ sở để tạo động lực cho sự phát triển đất nước. Do vậy, việc giải quyết mối quan hệ này chính là kết hợp chặt chẽ
hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ này cần được nhận thức đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh và bảo vệ mơi trường. Và nó cần phải được chú trọng xử lý ngay trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các đề án, quy hoạch, kế hoạch.
Sự đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng, đặc biệt là trong việc nhận thức về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giải quyết đúng đắn, phù hợp mối quan hệ giữa hai yếu tố trong từng thời kỳ cụ thể của cách mạng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 85 năm qua.
Những thắng lợi to lớn mà nhân dân ta giành được sau 30 năm đổi mới đã làm cho thế và lực của dân tộc Việt Nam được nâng cao thêm một bước, đồng thời củng cố và tăng cường được vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân đối với dân tộc Việt Nam, làm cho khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng rộng mở và vững chắc, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Vậy nội dung của việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở nước ta trong giai đoạn 1986 - 2016 được biểu hiện trên những vấn đề cơ bản sau đây: