Xuất phát góc độ quan hệ lợi ích, Hồ Chí Minh đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong việc xác định lực lượng cách mạng và như vậy có thể thấy sự thống nhất về lợi ích cũng là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam.
Bên cạnh giải quyết thành cơng vấn đề quan hệ lợi ích và coi đó cũng là một động lực cơ bản của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa yêu nước là một động lực to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đây cũng là một sáng tạo rất lớn của Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, chính Người đã bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Điều này, được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau đây:
Trước hết, có thể thấy chủ nghĩa yêu nước mà Hồ Chí Minh đề cập là chủ nghĩa
nhân. Bởi vì, chủ nghĩa yêu nước mà Hồ Chí Minh đề cập là chủ nghĩa yêu nước chân chính và tinh thần dân tộc chân chính là dịng chủ lưu của tư tưởng văn hoá Việt Nam, đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, vốn là động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Một dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập, tự do, thì chủ nghĩa yêu nước là động lực vĩ đại. Người thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào: “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [114, tr.38]. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước chân chính mà Hồ Chí Minh đề cập ở đây nó khác xa về bản chất với chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi, chủ nghĩa dân tộc sơ vanh đã từng diễn ra trong lịch sử nhân loại.
Việc Hồ Chí Minh chỉ ra sự thống nhất giữa chủ nghĩa u nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vơ sản trong sáng, cũng chính là một biểu hiện của việc kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp của Hồ Chí Minh, khi xác định động lực của cách mạng Việt Nam.
Mặt khác, chủ nghĩa yêu nước mà được Hồ Chí Minh đề cập là chủ nghĩa yêu
nước được bổ sung những giá trị mới của thời đại mới - thời đại cách mạng vơ sản. Và như vậy có thể khẳng định là Hồ Chí Minh đã phát triển và nâng tầm chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên một một tầm cao mới.
Từ việc nhìn nhận chủ nghĩa yêu nước là một động lực to lớn, là nền tảng của cách mạng, Hồ Chí Minh cũng là người đặt nền móng đầu tiên cho chủ nghĩa yêu nước cách mạng, chủ nghĩa yêu nước trên lập trường của giai cấp công nhân, chủ nghĩa yêu nước trong thời đại cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Chủ nghĩa yêu nước cách mạng ấy trở thành giá trị nền tảng của tồn thể dân tộc Việt Nam. Đây cũng chính là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong việc xác định động lực cách mạng.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, trong thời đại mới có những nội dung và giá trị mới, với những đặc trưng cơ bản là sự kết hợp hài hoà mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc, nhân loại; kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ quốc tế vơ sản. Trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại mới, giai cấp công nhân Việt Nam được khẳng định giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Con đường phát triển của cách mạng Việt Nam do giai cấp công nhân lãnh đạo tất
yếu là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Và dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ dân tộc của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống đã vươn lên giác ngộ giai cấp vơ sản, đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất với đấu tranh giải phóng giai cấp. Cuộc đấu tranh đó tất yếu đưa đến độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh ln nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải biết khơi dậy, phát huy chủ nghĩa yêu nước của mỗi người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước trong thời đại mới cần kết hợp chặt chẽ truyền thống tốt đẹp của dân tộc với việc kế thừa và phát triển sáng tạo tinh hoa văn hoá nhân loại. Người cho rằng, việc kết hợp chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin, chính là đã nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống lên chủ nghĩa yêu nước theo lập trường giai cấp công nhân, tạo nên một động lực mới về chất đối với sự phát triển của dân tộc.
Chủ nghĩa Mác - Lênin vốn là vũ khí sắc của giai cấp cơng nhân qua sự kết hợp sáng tạo của Hồ Chí Minh đã trở thành vũ khí vô địch của cả dân tộc. Đến Việt Nam chủ nghĩa Mác - Lênin tìm thấy sức mạnh khơng chỉ ở giai cấp công nhân mà cịn ở tồn thể dân tộc. Từ sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh đã đem ánh sáng cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam làm cho chủ nghĩa yêu nước truyền thống vươn lên tiến cùng thời đại, trở thành chủ nghĩa u nước Hồ Chí Minh. Khơng được chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng bất cập trước kẻ thù mới, thời đại mới. Mặt khác đến Việt Nam nếu chủ nghĩa Mác - Lênin khơng kết hợp được với phong trào u nước thì nó sẽ mất đi một lực lượng to lớn. Đây chính là cơ sở để quy tụ và xây dựng khối đại đồn kết tồn dân - chìa khóa thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Như vậy, việc kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa Mác - Lênin
- chủ nghĩa quốc tế vơ sản trong sáng cũng chính là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong việc xác định động lực cho cách mạng Việt Nam. Việc sáng tạo đó cũng xuất phát từ việc nhận thức và giải quyết thành công mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trên lập trường của giai cấp cơng nhân.
Nói tóm lại, việc giải quyết nhuần nhuyễn mối quan hệ này trong vấn đề xác định lực lượng và động lực cách mạng đã thể hiện một trình độ lý luận vượt xa các nhà cách
mạng đương thời. Chính quan điểm sáng tạo đó đã có lúc Hồ Chí Minh bị phê phán rất gay gắt khi bị cho rằng là người “dân tộc chủ nghĩa”. Và đã có lúc, Người đã gặp phải
những thử thách gay go, “trong tình trạng khơng hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng” [110, tr.317]. Nhưng bằng bản lĩnh của một chiến sĩ cộng sản chân chính, Người cũng đã từng bước vượt qua nhưng khó khăn đó. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh quan điểm của Hồ Chí Minh là hồn tồn đúng đắn, sáng tạo. Những quan điểm đúng đắn và sáng tạo của Người, đã từng bước được Đảng ta nhận thức một cách đầy đủ và vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, tháng 5 năm 1941, tư tưởng giương cao ngọn cờ đại đồn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã được Đảng tiếp thu đầy đủ và phát triển thêm. Thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945, đã chứng minh quan điểm của Hồ Chí Minh là đúng đắn và sáng tạo.