Giữa yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh tồn cầu hóa và thực trạng yếu kém

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tung Lam _nop QD_ (Trang 106 - 110)

định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh tồn cầu hóa và thực trạng yếu kém của nền kinh tế nước ta

Là một xu thế khách quan của lịch sử, là kết quả có được từ sự phát triển cao của lực lượng sản xuất thế giới, tồn cầu hóa (Globalisation) đã trở thành một xu thế vận động khách quan, không thể đảo ngược. Xu thế tồn cầu hóa, hay q trình đi đến tồn cầu hóa đang diễn ra ở khắp nơi, từ các nước giàu, đã phát triển tới các nước nghèo, đang phát triển… Xu thế này tác động một cách mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội lồi người (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…). Đảng ta đã xác định: “Tồn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia” [44, tr.64], và “tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình

thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen phức tạp” [50, tr.96].

Tồn cầu hóa đang hiện diện khắp nơi, có mặt trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội loài người và ở đâu người ta cũng cảm nhận một cách rõ ràng những tác động của nó theo cả hai chiều thuận nghịch, tất nhiên mức độ "thuận" đến đâu, "nghịch" đến đâu là tùy từng đối tượng cụ thể, từng trường hợp cụ thể, điều kiện, bối cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước trong cộng đồng quốc tế.

Do tác động thuận - nghịch của các nhân tố khách quan đan xen với các nhân tố chủ quan nêu trên, tồn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay là một q trình đầy mâu thuẫn và nghịch lý. “Tồn cầu hóa kinh tế, xét trên tầm nhìn rộng và lâu dài, xét về xu thế tương lai mà nó mở ra, là một nhân tố của tiến bộ lịch sử bởi lịch sử xã hội loài người, xét cho cùng, là từ kỹ thuật này tiến lên kỹ thuật khác, từ sức sản xuất thấp đến sức sản xuất cao hơn khiến "lịch sử càng biến thành lịch sử thế giới” [19, tr.57]. “Nhưng điều nghịch lý là ở chỗ cứ mỗi bước phát triển lại đi kèm một bước "phản phát triển": tồn cầu hóa như thực tế đang diễn ra hiện nay chứa đầy những mâu thuẫn kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, ý thức hệ” [19, tr.57]. Nghĩa là tồn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay mang tính hai mặt khá rõ rệt: vừa có tính tích cực, vừa có những biểu hiện tiêu cực.

Là q trình chuyển hóa các yếu tố riêng, giá trị riêng của mỗi nhà nước dân tộc thành những tài sản chung, giá trị chung của nhân loại, tồn cầu hóa làm cho các dân tộc trong cộng đồng quốc tế vốn rất khác nhau trên nhiều phương diện ngày càng xích lại gần nhau hơn. Như đã nói ở trên, với tính cách là kết quả có được từ sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và các yếu tố vật chất khác, tồn cầu hóa là một xu thế tiến bộ, là bước tiến tích cực trong đời sống xã hội lồi người. Chính do bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và từ sự xã hội hóa sản xuất và những thành quả của sản xuất; từ việc mở rộng quan hệ xã hội, chính trị, khoa học, cơng nghệ, văn hóa, mà xu thế tồn cầu hóa ra đời. Nghĩa là những thành quả kinh tế - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, các hệ thống tổ chức - quản lý xã hội, các định chế pháp lý quốc tế, thậm chí cả lối tư duy và lối sống thông qua giao lưu ngày càng sâu rộng, đặc biệt qua kỹ thuật điện tử viễn thông, qua Internet mà dần trở thành tài sản chung, thành những giá trị phổ quát của cộng đồng quốc tế. Tồn cầu hóa làm tăng lên nhanh chóng tổng sản phẩm kinh tế, tạo cơ hội cho tất cả mọi người, tất cả mọi quốc gia, dân tộc có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với những nước đi trước. Khá nhiều nước độc lập trẻ tuổi đã nhờ tận dụng được những cơ hội do tồn cầu hóa mang lại mà vượt lên thành những quốc gia khá phát triển xét trên mọi bình diện.

Thơng qua giao lưu, trao đổi, hợp tác, tồn cầu hóa cịn làm tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị, sự tơn trọng lẫn nhau giữa các nước, các nền văn hóa, văn minh, các tơn giáo khác nhau. “Sự hội tụ toàn bộ các giá trị văn minh và văn hóa tồn nhân loại là điều kiện và môi trường hết sức thuận lợi như là thời cơ cho việc hiện đại hóa và tiên tiến hóa các nền văn hóa dân tộc”; “Tồn cầu hóa, xét từ tầng tích cực nhất, đó là sự quốc tế hóa một cách lành mạnh các giá trị văn minh và văn hóa đối với các dân tộc quốc gia riêng lẻ, tạo thành các giá trị phổ qt có tính tồn nhân loại” [87, tr.34]. Xem xét từ tất cả các mặt trên, tồn cầu hóa là q trình tiến hóa xã hội, là bước phát triển tích cực trong đời sống nhân loại.

Khi nói về tồn cầu hóa trong giai đoạn hiện nay, có thể thấy rõ:

Về bản chất đó là một q trình đầy mâu thuẫn, một quá trình vừa hợp tác, liên kết, hội nhập, vừa đấu tranh, trong sâu xa là cả một cuộc đấu tranh vì sự tồn cầu hóa bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, vì một xã hội quốc tế cơng bằng ngày càng thoát khỏi bá quyền, áp đặt của các thế lực đế quốc tư bản quốc tế đối với các dân tộc và nhân dân tất cả các nước trên thế giới [17, tr.614].

Nếu Đảng ta đã xác định: “Tồn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển” [47, tr.73].

Tham gia vào trong q trình tồn cầu hóa, Việt Nam có thể tranh thủ được nguồn vốn, mở rộng thị trường, khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao, kinh nghiệm tổ chức quản lý từ các nước phát triển... Đây là một yếu tố quan trọng và cần thiết để tiến hành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đứng trước khó khăn, thách thức khơng nhỏ. Khó khăn lớn nhất trong hội nhập là nền kinh tế đang ở trình độ phát triển thấp, cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ cấu của nền kinh tế lạc hậu. Trong cơ cấu nền kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, vẫn mang đặc trưng của một nền sản xuất nhỏ, thuần nông, năng suất lao động thấp... cơ cấu lao động bất hợp lý, lao động chun mơn kỹ thuật ít, tình trạng thừa thầy thiếu thợ trong nền kinh tế có xu hướng, ngày càng trầm trọng, chưa đáp ứng được u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Có thể nói, hạn chế bao trùm của nền kinh tế nước ta là: Tiềm lực kinh tế còn kém sự phát triển, kinh tế chưa vững chắc, hiệu quả sức cạnh tranh thấp, còn nhiều yếu tố chưa đảm bảo lâu bền. Sau gần 3 thập niên đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam còn yếu, năng suất lao động quá thấp, hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng thuộc diện thấp nhất trong khu vực. Hiện năng lực của các doanh

nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu các sản phẩm phụ trợ của các doanh nghiệp nước ngồi. Tỷ lệ nội địa hóa q thấp, khơng đáp ứng được mục tiêu đặt ra khi xây dựng chiến lược phát triển các ngành cơng nghiệp. Về trình độ cơng nghệ của phần lớn các doanh nghiệp nước ta (chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh) đang sử dụng cơng nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 - 3 thế hệ; có 76% máy móc, dây chuyền cơng nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 1960 - 1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang… Nhóm ngành sử dụng công nghệ cao mới đạt khoảng 20%, trong khi đó ở Xin-ga-po là 73%, Ma-lai-xi-a là 51% và Thái Lan là 31% (tiêu chí để đạt trình độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là trên 60%) [14]. Tình trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển, với mức thu nhập bình quân đầu người thuộc loại trung bình thấp. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu. Những năm 2003-2008, trong tăng trưởng GDP, tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn là 52,7%, yếu tố lao động là 19,1%, yếu tố năng suất lao động tổng hợp (TFP) là 29,2%, trong khi một số nước khác trong khu vực tỷ lệ đóng góp của TFP là 35 - 40%. Tiêu hao điện trên 1 đơn vị GDP của Việt Nam gấp 1,7 lần Thái Lan, 2,5 lần Philippin, 3,3 lần Inđônêxia [49, tr.9]. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam năm 2007 đứng thứ 68/131, năm 2008 đứng thứ 70/134 nước được xếp hạng.

Những khó khăn và hạn chế yếu kém của nền kinh tế nói trên, trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế, làm cho nguy cơ thách thức đối với nước ta càng lớn, bởi vì cuộc cạnh tranh quyết liệt này lợi thế nghiêng về các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia, đứng đầu là Mỹ. Lợi dụng sức mạnh về kinh tế, tài chính, cơng nghệ, các lực lượng này lơi kéo, khống chế, ép ta từ bỏ con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội để đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế nhưng phải giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu chính trị cao nhất đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và là nguyên tắc bất di bất dịch cần giữ vững trong mọi hoàn cảnh. Mặt khác, hội nhập quốc tế cũng là điều kiện để các thế lực thù địch trong và ngồi nước có thêm cơ hội thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong bối cảnh quốc tế và thực trạng nền kinh tế như vậy, việc chúng ta có thể đi tắt đón đầu, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là một thách thức trên con đường phát triển.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tung Lam _nop QD_ (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w