Mặt trận dân tộc thống nhất chính là cái cốt vật chất, là điều kiện tiên quyết để chuyển hóa đại đồn kết dân tộc từ sức mạnh tinh thần tiềm ẩn thành sức mạnh vật chất hiện thực của cả dân tộc. Có thể nói, việc thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất là một trong những cống hiến lớn của Hồ Chí Minh cho dân tộc, cho giai cấp, cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Mặt trận dân tộc thống nhất có vị trí, vai trị hết sức quan trọng, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, Mặt trận với những nhiệm vụ cụ thể, hình thức, tổ chức, tên gọi thích hợp từng thời kỳ, đã phấn đấu cho mục đích lớn là đồn kết tồn dân giành thắng lợi cho cách mạng. Tính thống nhất, mềm dẻo giữa vấn đề dân tộc và giai cấp của Hồ Chí Minh cũng được thể hiện trong việc xây dựng, củng cố mặt trận dân tộc thống nhất - cơ sở của cách mạng và cũng là nền tảng sức mạnh của Đảng Cộng sản và Nhà nước.
Việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, theo Hồ Chí Minh, mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức thu hút khối đồn kết của tồn dân tộc. Nó thu hút rộng rãi mọi lực lượng, mọi giai cấp, mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam yêu nước. Mặt trận đó muốn có sức mạnh, thực sự là cơ sở của cách mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và liên minh công nông làm nền tảng. Ngược lại, Đảng Cộng sản muốn cách mạng đến thắng lợi phải tổ chức được sức mạnh tồn dân thơng qua tổ chức Mặt trận. Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển Mặt trận. Người luôn nhắc nhở Đảng phải chú ý đấu tranh chống hai khuynh hướng: Khuynh hướng “cô độc, hẹp hòi, coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ được” [119, tr.417]; đồng thời chống khuynh hướng “đồn kết một chiều, đồn kết mà khơng có đấu tranh đúng mức trong nội bộ Mặt trận” [119, tr.417]. Người luôn nhắc nhở: “Đảng khơng thể địi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo” [110, tr.168]. Có như vậy thì vai trị của Đảng trong Mặt trận mới được đảm bảo, nền tảng liên minh công - nơng trong Mặt trận mới được vững chắc, tính chất rộng rãi của mặt trận mới được phát huy đầy đủ. Việc kết hợp và giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng và tổ chức Mặt trận là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh của cách mạng Việt Nam.
Tóm lại, việc giải quyết thành công mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai
cấp của Hồ Chí Minh đã được biểu hiện rõ nét trong những vấn đề lý luận về Đảng Cộng sản, Nhà nước, Mặt trận... Đây cũng là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, những thắng lợi của cách mạng Việt Nam 85 năm qua đã chứng minh những quan điểm của Người là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, những quan điểm đó của Người cần được kế thừa, phát huy trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới, góp phần đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.
Tiểu kết chương 2
Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là vấn đề hết sức phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Hồ Chí Minh sớm có nhận thức đúng đắn về vấn đề này so với quốc tế cộng sản và một số đồng chí lãnh đạo của Đảng ta lúc bấy giờ. Có thể khẳng định, đây là một trong những sáng tạo lớn nhất của Hồ Chí Minh, cũng có thể nói là “sáng tạo gốc” của Người, nhờ đó mà Đảng ta đã giải quyết thành công các vấn đề chiến lược và sách lược trong đường lối của cách mạng Việt Nam, như: Việc xác định con đường, mục tiêu, lực lượng cách mạng; những vấn đề về đoàn kết dân tộc và quốc tế; những vấn đề lý luận về Đảng, Nhà nước, Mặt trận... là một trong những nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng ở nước ta. Đồng thời, đây cũng là một trong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Q trình Hồ Chí Minh giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở Việt Nam là một quá trình nhằm đáp ứng những yêu cầu của lịch sử dân tộc, luôn xuất phát từ thực tiễn khách quan, hình thành nên một học thuyết về giải phóng và phát triển dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, được thâm nhập rộng rãi trong đông đảo quần chúng yêu nước và trở thành sức mạnh vật chất vô cùng to lớn trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, làm nên những thắng lợi chiến lược của cách mạng Việt Nam và tiến lên xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thực tiễn đó khẳng định giá trị của ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định thành cơng của Hồ Chí Minh trong q trình vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam; để lại những bài học lịch sử vô cùng quý báu, mà bài học lớn nhất là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải quyết thành công mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, luôn bám sát thực tiễn của đất nước, giữ vững tính độc lập về tư duy, khơng ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận và kinh nghiệm của cách mạng thế giới để xác định đường lối chính trị đúng đắn, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Chương 3