Mục tiêu của cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tung Lam _nop QD_ (Trang 55 - 58)

Khi lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đặt trong quỹ đạo của cách mạng vơ sản, Hồ Chí Minh đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong việc xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Hay có thể nói một cách khác mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chính là biểu hiện giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trên lập trường của giai cấp công nhân.

Việc giải quyết một cách nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong việc xác định con đường, mục tiêu của cách mạng Việt Nam, có thể nói đây là một sáng tạo to lớn về lý luận của Hồ Chí Minh, là một biểu hiện của một tư duy biện chứng sắc sảo được hình thành trên cơ sở nhận thức đúng đắn về quá trình vận động của hiện thực lịch sử, là một đóng góp to lớn vào học thuyết Mác - Lênin về đường lối cách mạng ở các nước thuộc địa.

Trên cơ sở nhận thức một cách sâu sắc về quan hệ dân tộc và quan hệ giai cấp; động lực dân tộc và động lực giai cấp; lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp chính là cơ sở để đưa đến quan điểm sự nghiệp cách mạng Việt Nam trước hết phải là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng khơng phải là cuộc cách mạng thuần túy như quan điểm của các nhà yêu nước phi mácxít, mà là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mang trong mình nhiệm vụ giải phóng giai cấp và cao hơn là giải phóng con người. Chính hiện thực xã hội Việt Nam dưới chế độ thực dân là cơ sở để khẳng định rằng, mặc dù nhiệm vụ giải phóng giai cấp và nhiệm vụ giải phóng con người đã được thực hiện một bước trong cách mạng giải phóng dân tộc, song sau khi cách mạng giải phóng dân tộc thành cơng, nhiệm vụ ấy vẫn cịn tiếp tục được thực hiện trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới mà ở đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [105, tr.628].

Quan điểm rõ ràng về con đường cách mạng Việt Nam, trong Chánh cương vắn tắt

của Đảng đã xác định: Cách mạng Việt Nam phải trải qua các giai đoạn: Làm tư sản dân

quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (tức cách mạng dân tộc, dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản. Từ đó về sau trong q trình hoạt động thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Hồ Chí Minh nhiều lần trình bày tư tưởng của mình về con đường cách mạng Việt Nam.

Năm 1953, trong tác phẩm Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh viết: “Tính chất thuộc địa và phong kiến của xã hội cũ Việt Nam khiến cách mạng Việt Nam phải chia làm hai bước. Bước thứ nhất là đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, xây dựng chính trị và kinh tế dân chủ mới... Bước thứ hai là tiến lên chủ nghĩa xã hội, tức là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản” [115, tr.254]. Nói chuyện tại Đại hội đại biểu lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam, ngày 16-4-1959, Hồ Chí Minh chỉ rõ các bài viết của Người chỉ rõ “chỉ có một "đề tài" là: Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [119, tr.171]. Những năm 60 của thế kỷ XX, con đường cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh luận giải khái quát, sâu sắc hơn. Nói chuyện tại Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do Trung ương triệu tập, ngày 22-1-1965 Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới” [121, tr.467]…Ở đây ta thấy, sự kết hợp yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp thể hiện ở sự nối tiếp giữa các giai đoạn cách mạng. Trong giai đoạn cách mạng dân tộc, dân chủ là đánh đổ chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn tồn độc lập thì giai đoạn ấy vẫn nằm trong phạm trù cách mạng vơ sản, hay nói cách khác, nó mang tính chất của của một cuộc cách mạng vơ sản giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc và nhiệm vụ dân chủ. Do vậy, nó khơng giới hạn ở giới hạn giải phóng dân tộc và nhiệm vụ dân chủ, mà cịn chứa đựng tính tất yếu của cuộc cách mạng giải phóng triệt để giai cấp và con người, tức là thực hiện mục tiêu dân tộc, dân chủ hướng chế độ cộng sản. Như vậy, với quan điểm này đã thể hiện một sự kết hợp nhuần nhuyễn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp của Hồ Chí Minh trong việc xác định mục tiêu trong con đường cách mạng Việt Nam. Cùng với sự phát triển của thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã tiếp tục khẳng định và bổ sung, cụ thể hóa lộ trình chung này.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng theo Hồ Chí Minh, đặc trưng của việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là ở chỗ đặt lợi ích dân tộc được đặt lên trên hết. Đây cũng là điểm đặc sắc và sáng tạo nhất của Hồ Chí Minh trong việc xử lý mối quan hệ này. Vì theo Người, đối với Việt Nam chỉ có giải phóng dân tộc thì mới giải phóng được giai cấp, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và tạo tiền đề cho giải phóng giai cấp. Sở dĩ như vậy là vì, “ở Việt Nam, cùng với sự tồn tại của mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nội bộ dân tộc, nổi lên mâu thuẫn dân tộc và đấu tranh

giữa toàn dân tộc với chủ nghĩa thực dân đế quốc và bè lũ tay sai” [65, tr.91]. Mặt khác như phân tích kết cấu xã hội Việt Nam ở trên, chúng ta thấy rằng thực dân Pháp vừa là kẻ thù dân tộc vừa là kẻ thù giai cấp. Do vậy, mục tiêu dân tộc cũng đã gắn chặt với mục tiêu giai cấp và mục tiêu con người. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ khi nào nước được độc lập, thì tất cả các mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người mới có điều kiện thực hiện một cách triệt để. Trong thư Kính cáo đồng bào (6/6/1941), Hồ Chí Minh viết: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nịi ra khỏi nước sơi lửa nóng” [110, tr.230]. Điều này tiếp tục được thể hiện trong Hội nghị Trung ương lần thứ tám: “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được” [43, tr.113]. Từ những phân tích trên, cho thấy trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, khi nhiệm vụ dân tộc được giải quyết triệt để thì nhiệm vụ dân chủ cũng từng bước được hoàn thành. Đồng thời, việc thực hiện đúng đắn các nhiệm vụ dân chủ theo lập trường của giai cấp công nhân cũng là một cơ sở quan trọng bảo đảm thắng lợi hoàn toàn và triệt để nhiệm vụ dân tộc.

Như vậy, xuất phát từ thực tiễn, từ những mâu thuẫn trong lòng xã hội Việt Nam, trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đặt vấn đề giải phóng lên hàng đầu, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc, nhưng Người đã đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết vấn đề dân tộc, nó thể hiện ở mục tiêu cuối cùng của cơng cuộc giải phóng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; khẳng định vai trị lịch sử của giai cấp cơng nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong q trình cách mạng Việt Nam; chủ trương đại đồn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng… Mặt khác cần nhấn mạnh rằng, trong khi nêu cao vấn đề dân tộc, Hồ Chí Minh khơng hề hạ thấp hoặc coi nhẹ vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhiều nhà nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh đều có chung nhận định rằng: “Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam” [65, tr.91].

Tiếp theo, trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường để bảo đảm một nền độc lập thực sự, bền vững cho Việt Nam đồng thời

góp phần vào thắng lợi chung của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, tạo tiền đề đi lên chủ nghĩa cộng sản. Do vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội thì độc lập dân tộc mới vững chắc. Nói khác đi, chỉ có lựa chọn con đường phát triển chủ nghĩa xã hội mới là con đường bảo vệ và phát triển vững chắc nhất thành quả của độc lập dân tộc, mới bảo đảm cho nhân dân thực sự được hạnh phúc, đồng bào thực sự được ấm no. Tất nhiên, độc lập dân tộc cũng là điều kiện, tiền đề, cơ sở để thực hiện chủ nghĩa xã hội.

Sở dĩ như vậy là vì, chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Hồ Chí Minh chính là “1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành” [111, tr.175]. “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, và do nhân dân tự xây dựng lấy” [120, tr.387]. Có thể nói, chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người ai cũng có cơng ăn, việc làm, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Trong chủ nghĩa xã hội, các dân tộc trong nước đồn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đời sống kinh tế, văn hố, chính trị, tinh thần của nhân dân ngày càng được bảo đảm và không ngừng nâng cao. Chủ nghĩa xã hội có quan hệ hồ bình, hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Rõ ràng, chủ nghĩa xã hội như vậy sẽ không chỉ bảo vệ vững chắc thành quả của độc lập dân tộc mà còn làm cho nhân dân được hạnh phúc, đồng bào được tự do, còn tạo ra điều kiện phát triển mới cho dân tộc, cho mọi người dân. Do vậy, chủ nghĩa xã hội là con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam phát triển. Cũng vì vậy, theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Có thể nói, trên cơ sở giải quyết một cách đúng đắn và sáng tạo mối quan hệ dân tộc và giai cấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước giải quyết thành cơng những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng trong từng giai đoạn của cách mạng. Con đường giải phóng dân tộc đó nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại - thời đại cách mạng vô sản. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối đó, đồng thời khẳng định sự lựa chọn con đường đó là sự lựa chọn của chính lịch sử, đã đáp ứng được yêu cầu và khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam, một đường lối cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp thấm đượm tính dân tộc và nhân văn.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Tung Lam _nop QD_ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w