hội và ngược lại
Giải quyết xung đột xã hội và xây dựng đồng thuận xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giải quyết xung đột xã hội là cơ sở để tạo ra sự đồng thuận xã hội và ngược lại đồng thuận xã hội cũng giải pháp cơ bản để giải quyết thấu đáo vấn đề xung đột xã hội. Giải quyết xung đột xã hội tạo sự đồng thuận xã hội cũng chính là biểu hiện của việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong điều kiện mới, được xây dựng trên phạm vi quốc gia, dân tộc, bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, cả người Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Thứ nhất, để giải quyết được các mâu thuẫn, xung đột xã hội chính là vấn đề lợi ích. Lợi ích - đó có thể là những lợi ích về mặt vật chất hay những lợi ích về mặt tinh thần.
Đồng thuận xã hội chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở lợi ích của tất cả các thành viên trong xã hội được đảm bảo, khơng thể có đồng thuận xã hội khi mà lợi ích của đa số các thành viên trong xã hội bị vi phạm hoặc không được tôn trọng, bảo vệ. Trong một phạm vi nhất định, có thể nói, mức độ đảm bảo lợi ích của các thành viên, lực lượng trong xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ đồng thuận xã hội; lợi ích càng được đảm bảo bao nhiêu, hay vấn đề lợi ích càng được giải quyết triệt để bao nhiêu thì mức độ đồng thuận càng tăng thêm bấy nhiêu. Nói như vậy, khơng có nghĩa là trong bất cứ hồn cảnh nào lợi ích cũng đóng vai trị là cơ sở quan trọng nhất của đồng thuận xã hội. Chẳng hạn, trong một số hồn cảnh thì các yếu tố khác, như truyền thống văn hố, cơng
bằng xã hội, trách nhiệm xã hội, dân chủ,... lại đóng vai trị là cơ sở quan trọng nhất của đồng thuận xã hội. Tuy nhiên, việc đảm bảo cho tất cả các thành viên trong xã hội đều được thoả mãn về mặt lợi ích là một việc vơ cùng khó khăn. Bởi lợi ích, nếu khơng được giải quyết tốt sẽ dẫn đến mâu thuẫn, thậm chí cả sự xung đột trong xã hội. Do đó, việc đảm bảo lợi ích cho tất cả các thành viên trong xã hội để tạo nên đồng thuận xã hội cũng đồng thời là quá trình giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các thành viên, lực lượng, tầng lớp trong xã hội.
Nếu quan niệm giải quyết mâu thuẫn mới chính là động lực của sự phát triển xã hội thì việc sớm phát hiện và giải quyết mâu thuẫn đóng vai trị quan trọng tạo ra sự đoàn kết và đồng thuận xã hội. Để tạo ra sự đồng thuận xã hội, đoàn kết hay thống nhất xã hội, chúng ta phải kịp thời phát hiện những mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó. Giải quyết kịp thời những mâu thuẫn là cơ sở cho sự đồng thuận và đồn kết xã hội. Do đó, có thế nói, đồng thuận và đồn kết xã hội là kết quả của việc giải quyết những mâu thuẫn xã hội [61, tr.51].
Việc đảm bảo lợi ích và giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích làm cơ sở cho đồng thuận xã hội có thế được tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau: chẳng hạn như điều hồ lợi ích giữa các lực lượng đối kháng, mâu thuẫn; kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích, hay ngun tắc các bên cùng có lợi.
Như vậy, việc đảm bảo lợi ích và giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích là cơ sở quan trọng nhất đế xây dựng đồng thuận xã hội. Tuy nhiên, ở nước ta thực tiễn cho thấy khơng phải trong bất cứ hồn cảnh nào những mâu thuẫn lợi ích cũng đóng vai trị quan trọng nhất, mà còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố văn hoá truyền thống, các giá trị tinh thần, tín ngưỡng, tơn giáo cũng một đóng vai trị quan trọng. Đây cũng là điếm cần lưu ý trong khi xây dựng, củng cố đồng thuận xã hội.
Thứ hai, để giải quyết xung đột xã hội, ngồi vấn đề lợi ích, một trong những nhân
tố quan trọng là lấy đồng thuận xã hội để giải quyết các xung đột xã hội. Như vậy, đồng thuận xã hội với vai trò vừa là mục tiêu, vừa là động lực để giải quyết xung đột xã hội.
Trước hết, để tạo nên đồng thuận xã hội, một trong những yếu tố quan trọng chính là việc
xác định mục tiêu chung, lý tưởng chung. Khi tất cả các thành viên trong xã hội cùng hướng đến mục tiêu chung, lý tưởng chung thì đó sẽ trở thành tiền đề quan trọng cho đồng thuận xã hội, trong điều kiện mục tiêu chung đó khơng triệt tiêu lợi ích của các thành viên trong xã hội. Trong mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau, mục tiêu chung, lý tưởng chung cũng có sự thay đối, chẳng hạn như trong giai đoạn trước đây là mục tiêu chống giặc ngoại xâm, mục tiêu độc lập dân tộc, còn ngày nay là mục tiêu xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội, mục tiêu thực hiện thắng lợi cơng nghiệp hố, hiện đại hố vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh… trong giai đoạn hiện nay nổi lên vấn đề biển đảo, biên giới lãnh thổ, lợi ích kinh tế quốc gia.
Nhưng nếu như mục tiêu chung, lý tưởng chung lại ảnh hưởng đến lợi ích của các thành viên trong xã hội thì rất khó có thế trở thành cơ sở đế xây dựng đồng thuận xã hội. Do đó, mục tiêu chung, lý tưởng chung khơng được triệt tiêu những lợi ích riêng, nhưng trong một phạm vi nào đó, đế đạt được mục tiêu chung, các thành viên, các tầng lớp, dân tộc... đơi khi phải gác bỏ, thậm chí hy sinh lợi ích riêng của mình. Có mục tiêu chung, lý tưởng chung là điều kiện quan trọng đế xây dựng đồng thuận xã hội, nhưng mặt khác cũng cần phải có sự nhận thức đúng đắn của tất cả các thành viên trong xã hội đối với mục tiêu chung, lý tưởng chung đó. Thực chất, đây là vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
Việc xây dựng mục tiêu chung, lý tưởng chung đế có thế tạo được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong xã hội không phải là việc đơn giản, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Do đó, đối với những nhà quản lý sự phát triển xã hội cần phải có tư duy lịch sử cụ thế, lấy thực tiễn lịch sử làm cơ sở, kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc và tinh thần thời đại, giữa truyền thống văn hoá dân tộc và nền văn minh nhân loại đế có thế xây dựng chiến lược phát triển, mục tiêu phát triển phù hợp với xu hướng phát triển chung lại vừa chú ý đến những đặc thù riêng.
Hai là, một trong những cơ sở khác của đồng thuận xã hội là vấn đề phát huy
dân chủ và công bằng xã hội. Thực ra, việc đảm bảo lợi ích cho các thành viên trong cộng đồng cũng như việc giải quyết các mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là những mâu thuẫn về lợi ích như đã trình bày ở trên, xét ở một góc độ nào đó cũng chính là nhằm tạo ra cơng bằng xã hội. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm công bằng xã hội rộng hơn nhiều. Đó khơng chỉ là cơng bằng về lợi ích, mà cịn là cơng bằng trong phân phối, công bằng trong phát triển, công bằng trong đối xử,... và đặc biệt, nó gắn liền với vấn đề dân chủ. Tuy nhiên, việc đảm bảo và giải quyết những mâu thuẫn về mặt lợi ích, nhất là những lợi ích vật chất khơng phải lúc nào cũng có thể mang đến cơng bằng xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển, thì vấn đề cơng bằng xã hội và vấn đề dân chủ dường như lại quan trọng hơn những yếu tố khác. Khi đó, để đạt được sự đồng thuận xã hội, địi hỏi phải đối xử một cách công bằng và dân chủ đối với mỗi thành viên trong cộng đồng hay trong xã hội. Khi một đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định nào đó được đưa ra thì một trong những yếu tố hết sức quan trọng là có được sự tin tưởng, ủng hộ của các thành viên, các lực lượng, tầng lớp trong xã hội.
Có thể coi cơng bằng xã hội là điều kiện khách quan để tạo nên sự đồng thuận xã hội và trách nhiệm xã hội như là điều kiện chủ quan. Điều đó thể hiện ở chỗ, muốn đạt được đồng thuận xã hội, một trong những điều kiện quan trọng là mọi thành viên trong cộng đồng, các thành phần, giai cấp của xã hội cần phải được đối xử một cách cơng bằng, bình đẳng, tơn trọng mà khơng có sự phân biệt đối xử. Trong đó, cơng bằng về quyền lợi và lợi ích đóng vai trị quan trọng hàng đầu. Công bằng gắn liền với dân chủ, đó là hai yếu tố quan trọng tạo nên cơng bằng và bình đẳng trong đời sống vật chất và tinh thần của xã hội - cơ sở để tạo nên đồng thuận xã hội. Giữa đồng thuận xã hội và dân chủ có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Cho nên, xây dựng sự đồng thuận xã hội chính là tiến tới xây dựng, hồn thiện nền dân chủ; ngược lại, dân chủ càng được bảo đảm, các nguyên tắc của dân chủ càng được coi trọng thì càng đạt được sự đồng thuận ở mức độ cao.
Gắn liền với thực hiện dân chủ và đảm bảo công bằng xã hội, vấn đề đảm bảo các quyền và tự do cơ bản của các cá nhân cũng là cơ sở và điều kiện quan trọng của đồng thuận xã hội. Thực hiện được điều này, đồng thuận sẽ đạt được không chỉ ở cấp độ toàn xã hội, mà cịn ở cấp độ các nhóm, các tổ chức, đồn thể xã hội...
Ba là, tuy khơng đóng vai trị quyết định, nhưng truyền thống văn hố cũng là
cơ sở góp phần tạo nên đồng thuận xã hội. Khi nói đến truyền thống văn hố tức là nói đến những phong tục tập qn, tín ngưỡng, thói quen và quy tắc ứng xử giữa người với người, giữa người với tự nhiên... Dễ nhận thấy rằng, khi các tầng lớp, lực lượng trong xã hội hay trong một cộng đồng nào đó có chung một nền tảng văn hố, nghĩa là có những điểm tương đồng thì việc xây dựng đồng thuận xã hội sẽ diễn ra một cách thuận lợi. Việt Nam vốn có truyền thống đồn kết, nhân ái, khoan dung, đùm bọc lẫn nhau... đó chính là những nét đặc thù trong văn hố người Việt, đó cũng chính là những yếu tố quan trọng gắn kết mọi người lại với nhau, xoá bỏ những khác biệt và mâu thuẫn tạo nên những điểm chung. Trong truyền thống Việt Nam, các làng xã ln ln có sự cố kết bền chặt, các yếu tố tạo nên sự cố kết bền chặt đó là các giá trị văn hố, tơn giáo, tín ngưỡng, là các quy tắc đạo đức, là các nguyên tắc luật lệ (như Hương ước...). Sự cố kết bền chặt của các làng xã Việt Nam trước đây đã phản ánh cơ sở, nền tảng, vai trò của yếu tố văn hố trong việc tạo nên tính đồn kết xã hội và đồng thuận xã hội.
Bốn là, bên cạnh các cơ sở, điều kiện như đã trình bày ở trên, để xây dựng và
củng cố đồng thuận không thể không dựa trên nền tảng là sự nhận thức của các cá nhân, các lực lượng trong xã hội. Ở một góc độ nhất định, sự đồng thuận chỉ đạt được trên cơ sở là sự nhận thức chung của các thành viên trong xã hội.
Khi nói đến vấn đề nhận thức của các thành viên trong xã hội, điều đầu tiên cần chú ý đó là trình độ dân trí. Trình độ dân trí là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự nhận thức của mọi người đối với các vấn đề trong xã hội. Trình độ dân trí càng cao, càng đồng đều thì càng nhanh chóng đi đến sự thống nhất về nhận thức đối với một vấn đề nào đó trong xã hội. Ngược lại, nếu trình độ dân trí càng thấp và khơng đồng đều, việc đạt được nhận thức chung sẽ rất khó khăn.
Ngoài ra, việc nhận thức của các thành viên trong xã hội, bên cạnh việc hướng đến những vấn đề chung, mục tiêu chung, còn là sự nhận thức đối với quyền và trách nhiệm của mình đối với xã hội. Khi đã nhận thức được điều đó, ngồi lợi ích của bản thân mình, các thành viên sẽ có trách nhiệm đối với sự phát triển chung của xã hội, sẽ hướng đến những mục tiêu chung, lý tưởng chung của xã hội. Việc đạt được trách nhiệm xã hội trước hết phải dựa trên nhận thức chung của các thành viên, các giai tầng trong xã hội đối với mục đích chung, lợi ích chung của tồn xã hội. Như trên đã nói, trách nhiệm xã hội như là điều kiện chủ quan của đồng thuận xã hội. Nó là vấn đề thuộc về đạo đức.
Phải khẳng định rằng, đồng thuận không phải là kết quả của đạo đức hay của tư duy mang màu sắc lý trí. Đó phải là kết quả nhận thức của các công dân về quyền lợi và trách nhiệm đối với xã hội và xã hội chỉ đạt được trạng thái đồng thuận khi có sự đồng thuận về nhận thức. Đồng thuận là tất yếu khi có nhận thức về quyền và nghĩa vụ và điều kiện tiên quyết cho nó là sự tự do và sự đa dạng về nhận thức. Nếu có tự do mà khơng có tính đa dạng của nhận thức sẽ không tạo ra trạng thái đồng thuận đích thực. Cịn thiếu tự do là thiếu thứ cơ bản nhất để tạo ra sự đồng thuận bởi tính đồng thuận là kết quả của sự tự giác, tự nguyện đồng ý. Cần mở rộng không gian tự do về nhận thức và đảm bảo sự đa dạng về nhận thức để con người có đủ khơng gian phát triển. Đây chính là hai điều kiện bắt buộc phải có để tạo ra sự đồng thuận về nhận thức.