Dân tộc và giai cấp là hai phạm trù lịch sử, có mối quan hệ biện chứng với nhau. Từ thực tiễn lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định luận điểm đúng đắn rằng, vấn đề dân tộc, ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trên lập trường và theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Mỗi dân tộc có một giai cấp đứng đầu. Giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì giai cấp cũng thống trị dân tộc. Và chính điều đó đã tạo nên mối quan hệ biện chứng giữa giai cấp và dân tộc trong suốt quá trình vận động của xã hội có giai cấp.
Trong mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tính chất dân tộc được quy định bởi phương thức sản xuất thống trị trong dân tộc, bởi kết cấu giai cấp được sản sinh từ phương thức sản xuất đó và đặc biệt của giai cấp thống trị dân tộc đó. Chính vì vậy, khơng có cách giải quyết vấn đề dân tộc chung cho mọi giai cấp. Quan điểm dân tộc và cách giải quyết vấn đề dân tộc bao giờ cũng là một quan điểm của một giai cấp nhất định. Chính vì thế chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, vấn đề dân tộc khơng tách rời vấn đề giai cấp.
Từ việc phân tích, tổng hợp các vấn đề trên, có thể hiểu: Tư tưởng Hồ Chí Minh
về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một hệ thống các luận điểm cơ bản mang tính nguyên tắc để xử lý mối quan hệ đó, nhằm đi đến sự thống nhất về lợi ích, là cơ sở để huy động mọi nguồn lực của dân tộc, từng bước giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Với nội dung có tính tổng hợp và khái quát trên, có thể rút ra một số nội dung cơ bản sau trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp:
Một là, giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp xét đến cùng là để đi đến sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp.
Trên cơ sở phân tích nội hàm các khái niệm vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, chúng ta có thể nhận thấy rằng, nội dung của mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xét đến cùng là quan hệ về mặt lợi ích, Chính
vì vậy, quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong xã hội Việt Nam, thực chất là mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. Mối quan hệ này được biến đổi và chuyển hóa cùng với chế độ chính trị xã hội trong mỗi giai đoạn cách mạng của đất nước, song tất cả đều vì một lợi ích chung là đất nước được độc lập, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc. Hồ Chí Minh là người đã nhận thức đúng đắn và giải quyết một cách khéo léo và hiểu quả mối tương quan giữa các loại lợi ích đó.
Hồ Chí Minh cho rằng, giữa tồn thể dân tộc Việt Nam và những giai cấp, tầng lớp trong xã hội cùng thống nhất với nhau về mặt lợi ích trước nhiệm vụ chống lại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người và hịa bình cho nhân loại. Vì vậy, lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp luôn thống nhất với nhau trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, chỉ có trên cơ sở thống nhất về mặt lợi ích mới giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Người cho rằng để thống nhất lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết. Sở dĩ như vậy, vì theo quan điểm của Người giai cấp cơng nhân có lợi ích thống nhất với dân tộc và các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội. Theo đó, đối với Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc phải được đặt trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Hai là, giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là cơ sở để huy động mọi nguồn lực của dân tộc cho thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
Việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện ở mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Trong việc kết hợp giữa các nhân tố đó, ln thấy ở Hồ Chí Minh có sự kết hợp một cách hài hịa, nhuần nhuyễn, chính đó đã là cơ sở để Người thành công khi giải quyết các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, Hồ Chí Minh ln chú ý tìm ra, khơi dậy và phát huy tối đa những điểm tương đồng giữa dân tộc và giai cấp để làm cơ sở cho sự thống nhất, tạo nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bên cạnh, nêu cao những điểm tương đồng, Hồ Chí Minh ln hiểu rõ sự khác biệt về nhu cầu, tâm lý, nhận thức, trình độ, quy mơ của mỗi bộ phận tầng lớp người khác nhau trong dân tộc. Chính vì vậy, trong q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh ln khẳng định độc lập dân tộc luôn là mục tiêu hàng đầu, là điểm tương đồng, là mẫu số chung để quy tụ tất cả người dân Việt Nam yêu nước. Còn về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế thì Hồ Chí Minh ln nhất quán trên nguyên tắc, chủ nghĩa yêu nước chân chính thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Do đó, mặc dù Hồ Chí Minh ý thức rõ ràng tầm quan trọng hàng đầu của nhiệm vụ dân tộc nhưng Người không bao giờ rơi vào lập trường của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan, bè phái.
Ba là, giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là yêu cầu khách quan.
Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là đòi hỏi khách quan của thực tiễn cách mạng Việt Nam và thực tiễn thời đại. Do vậy, giải quyết được mối quan hệ đó, sẽ là cơ sở để giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như: việc xác định con đường, mục tiêu, lực lượng cách mạng, những vấn đề về đoàn kết dân tộc và quốc tế, những vấn đề lý luận về Đảng, Nhà nước, Mặt trận... nhằm huy động được mọi nguồn lực cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Có thể nói, từ khi gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh ln nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp một cách thống nhất trên lập trường của giai cấp công nhân. Theo Người, đây là một yêu cầu khách quan, một vấn đề có tính quy luật, một ngun tắc đóng vai trị chỉ đạo đối với tư duy, tư tưởng và hoạt động thực tiễn. Người chỉ rõ: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hồn tồn” [122, tr.392]. Vì vậy, Người đã ln nhận thức và giải quyết các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trên nền tảng sự thống nhất của mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, trên cơ sở đó, Người đã từng bước đưa cách mạng Việt Nam từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Nói tóm lại, tư tưởng của Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp là đã xuất phát thực tiễn cách mạng Việt Nam, theo sát sự phát triển của thời đại. Vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người cũng xuất phát từ tư tưởng của sự kết hợp giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tư tưởng của Người đã phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, đồng thời cũng phản ánh mối quan hệ khăng khít, thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đây là là mục đích, lý tưởng thấm đượm tình yêu thương và chủ nghĩa nhân văn cao cả.