Từ việc giải quyết thành công những vấn đề về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã giải quyết thành cơng vấn đề về lực lượng
cách mạng. Việc xác định lực lượng cách mạng cũng là một sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, lực lượng cách mạng là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, giai cấp, tơn giáo, gái trai, giàu nghèo…, trong đó cơng nhân, nơng dân, trí thức là nền tảng. Người cho rằng: “Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân” [115, tr.276]. Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh chủ trương đồn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân trong một Mặt trận dân tộc thống nhất. Đây là một quan điểm biện chứng, lực lượng tiến hành cách mạng được nhìn có chiều sâu và có sự thống nhất dưới các cấp độ khác nhau. Quan điểm biện chứng này cũng là kết quả của sự phân tích biện chứng cơ cấu xã hội Việt Nam trong chế độ thực dân, được nhìn dưới góc độ lợi ích.
Thứ nhất, là toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước. Trong nhiều bài nói, bài viết
của mình Hồ Chí Minh thường dùng các từ: dân, nhân dân, dân chúng, quần chúng, đồng bào, quần chúng nhân dân,... để chỉ mọi người Việt Nam yêu nước, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, tôn giáo, giai cấp, dân tộc. Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Người chỉ rõ: “Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước. Đó là nền tảng của quốc dân” [115, tr.264]. Do vậy, theo Hồ Chí Minh: “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” [109, tr.283]; “cách mệnh thì phải đồn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai cấp áp bức mình” [109, tr.299].
Thứ hai, Hồ Chí Minh xác định cơng nhân - nơng dân - trí thức là nền tảng, hạt
nhân của cách mạng. Liên minh cơng - nơng - trí thức là cơ sở của khối đại đoàn kết dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp, thu hút mọi lực lượng yêu nước. Quan điểm này của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ khi người khẳng định: “Nông dân, cơng nhân, lao động trí óc đều phải dựa vào nhau. Nơng dân khơng có sự giúp đỡ của cơng nhân thì khơng được... Cơng nhân khơng có nơng dân... cũng khơng đủ sức mạnh mà đánh giặc, lao động trí óc cũng vậy” [114, tr.552-553].
Thứ ba, trong lực lượng cách mạng là toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước với
liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức là nền tảng, Hồ Chí Minh khẳng định giai cấp cơng nhân là lực lượng lãnh đạo. Đây là chiều sâu nhất trong cách tiếp cận về lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Người cho rằng: “bạn đồng minh cương quyết của giai cấp vô sản trong cách mạng là quần chúng nơng dân. Cách mạng chỉ có thể thắng lợi nếu như những làn sóng cách mạng lay động được quần chúng nông dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản” [109, tr.564-565]. Trong Sách lược vắn tắt của
Đảng, do Hồ Chí Minh soạn thảo, Người viết: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng” [110, tr.3].
Như vậy, trong việc xác định lực lượng cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn việc giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Khi xác định lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, toàn thể nhân dân Việt Nam với động lực đấu tranh là động lực dân tộc, thì đồng thời Hồ Chí Minh cũng xác định cơng nhân - nơng dân - trí thức là nền tảng của cách mạng, trong họ hội tụ cả động lực dân tộc và động lực giai cấp, theo Hồ Chí Minh, họ là người có tinh thần cách mạng triệt để nhất. Khi xác định cơng nhân - nơng dân - trí thức là nền tảng của cách mạng thì đồng thời, Hồ Chí Minh cũng xác định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Bởi vì, tuy đồng thời chịu sự áp bức của chế độ thực dân, phong kiến, với tư cách là người lao động và với tư cách là người bản xứ, song do đặc điểm giai cấp của mình, giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức chỉ có thể giải phóng mình nếu gắn cuộc đấu tranh của mình với giai cấp cơng nhân và chấp nhận sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Như vậy, chúng ta thấy sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp, khi Người xác định lực lượng cách mạng là toàn thể dân tộc Việt Nam, trong đó nịng cốt là liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Quan điểm này đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh là đúng đắn và sáng tạo.