Sự gắn bó tính dân tộc với tính giai cấp, đã làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và cả dân
tộc Việt Nam. Sự gắn bó mật thiết như vậy là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, song nó địi hỏi nhân tố chủ quan, trước hết là Đảng phải đạt đến sự ý thức thật đầy đủ trong việc củng cố tăng cường mối liên hệ.
Sự nghiệp đổi mới 30 năm qua do Đảng khởi xướng và lãnh đạo do phát huy được sức mạnh to lớn của dân tộc nên đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa cách mạng nước ta sang một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế cho thấy, muốn tiến hành đổi mới thành công, trước hết phải kiên định sự lãnh đạo của Đảng, coi đây là vấn đề nguyên tắc. Bởi vì, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những năm qua, cùng với quá trình đổi mới đất nước, Đảng cũng thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới không ngừng nâng cao năng lực và sức chiến đấu của mình. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Đảng ta giữ vững được bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới. Đảng ta xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [54, tr.191].
Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn mới xây dựng chủ nghĩa xã hội là “chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn tồn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta” [118, tr.92]. Điều đó “Đảng phải mạnh” [122, tr.113] hơn bao giờ hết. Trách nhiệm của Đảng trước dân tộc lúc này, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn là phải có kế hoạch thật tốt để xây dựng và phát triển kinh tế và văn hố, nhằm khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tất cả các chính sách của Đảng và Chính phủ đều phải lấy việc phục vụ nhân dân làm mục đích.
Trong khi cách mạng địi hỏi sự phấn đấu kiên định và bền bỉ để thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng, cũng là của dân tộc, thì một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút
ý chí, phai nhạt lý tưởng, dao động về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, xa rời bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đáng chú ý là có một bộ phận cán bộ, đảng viên cấp cao làm trái Cương lĩnh và điều lệ Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước, thiếu tinh thần trách nhiệm khi giải quyết các vấn đề của đất nước.
Việc thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập quốc tế, cán bộ, đảng viên hàng ngày, hàng giờ chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố phức tạp, vấn đề giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng đang đứng trước thử thách mới. Song do chúng ta thiếu sự chuẩn bị đầy đủ cho bước chuyển này, chưa chú ý đúng mức vấn đề giáo dục rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống với cán bộ, đảng viên. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo của Đảng có mặt chưa theo kịp yêu cầu phát triển của dân tộc
trong giai đoạn mới. Trên thực tế, Đảng còn thiếu nhiều kiến thức để thực hiện vai trò lãnh đạo trên các mặt của đời sống xã hội. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta rất mới mẻ, chưa có tiền lệ, mẫu hình, để tìm ra cách thức vận dụng phù hợp. Cho tới nay, “không phải mọi vấn đề về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã hoàn toàn sáng tỏ, thậm chí nhiều vấn đề cịn trở nên phức tạp so với trù liệu ban đầu” [129, tr.5]. Trong khi đó, cơng tác lý luận chậm làm sáng tỏ một số vấn đề lớn do thực tiễn đất nước và yêu cầu xây dựng Đảng đặt ra; do đó “trên một số vấn đề chưa tạo được sự thống nhất cao về nhận thức, quan điểm và hành động trong Đảng, chưa tạo được đầy đủ cơ sở khoa học cho việc xây dựng, bổ sung, hồn thiện đường lối và cơ chế chính sách” [9, tr.333]
Một điều đáng lo ngại là trước ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái của cơ chế thị trường, những tiêu cực nảy sinh trong quá trình hội nhập, tồn cầu hố, sự tác động của chiến lược “diễn biến hịa bình”, bên cạnh đó năng lực và sức chiến đấu của khơng ít tổ chức đảng cịn thấp, chưa đáp ứng được với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng; “công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên ở một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên; chất lượng sinh hoạt đảng chưa cao và tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình cịn yếu” [54, tr.192]. Tình trạng chủ nghĩa cá nhân, tham ơ, tham nhũng, lãng phí… trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đang trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội nhưng chậm được phát hiện và ngăn chặn kịp thời hoặc có ngăn chặn nhưng hiệu quả chưa cao. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện; ở một số cấp uỷ việc giáo dục đạo đức, lối sống cịn bị xem nhẹ hoặc hình thức. Đại hội XII, Đảng ta khẳng định: “Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận cịn diễn biến phức tạp hơn; một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng lơi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước” [54, tr.185]. “Những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hố" có xu hướng diễn biến phức tạp trong Đảng, trong hệ thống chính trị và trong xã hội” [54, tr.195]. Đồng thời, khơng ít đảng viên thiếu trách nhiệm, khơng tích cực tham gia vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng. Tình trạng trên, nếu khơng được ngăn chặn kịp thời sẽ làm xói mịn các giá trị văn hoá tốt đẹp của Đảng, làm cho Đảng ngày càng mất sức chiến đấu, ảnh hưởng xấu đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, gây trở ngại lớn đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Từ thực tiễn thành công và chưa thành công của cơng cuộc đổi mới thời gian qua, có thể khẳng định, việc giữ vững và nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng ta trở thành một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Do vậy, Đảng phải thường
xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, không ngừng khắc phục những yếu kém để luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, xứng đáng là danh dự và lương tâm của dân tộc và thời đại.
Tiểu kết chương 3
Như vậy, sau 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, kể từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta đã cụ thể hóa và hồn thiện đường lối xây dựng và phát triển đất nước. Thực chất đó là sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp không tách rời nhau, việc giải quyết mối quan hệ đó khơng chỉ thể hiện ở mục tiêu cơ bản và lâu dài là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; mà còn thể hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và các vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên cơ sở quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và rất quan trọng. Trong bối cảnh biến động của tình hình thế giới và khu vực, chúng ta đã giữ vững được sự ổn định về chính trị, quốc phịng an ninh được củng cố, kinh tế có bước phát triển đáng khích lệ, chúng ta đã thốt khỏi tình trạng một nước nghèo và trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình. Do kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hố xã hội tiến bộ khơng ngừng. Uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố và nâng cao. Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã tăng cường sức mạnh tổng hợp của dân tộc, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tao thêm những điều kiện để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự phát triển của nước ta còn nhiều mặt chưa vững chắc. Kinh tế phát triển chưa thật hiệu quả và bền vững, một số vấn đề văn hoá, xã hội bức xúc chậm được giải quyết, trong đó có vấn đề phân hóa giàu nghèo tăng nhanh. Xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích giai cấp cơng nhân, lợi ích các giai tầng trong xã hội và lợi ích dân tộc địi hỏi phải nhận thức và giải quyết một cách đúng đắn và kịp thời đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc tiến lên.
Chương 4