HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 1 Thế nào là hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 32 - 34)

b. Các nhân tố chủ quan * Các hình thức huy động vốn

1.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 1 Thế nào là hiệu quả huy động vốn

1.3.1. Thế nào là hiệu quả huy động vốn

Dưới góc độ là ngân hàng thì hiệu quả huy động vốn được hiểu là huy động vốn phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn cho ngân hàng, chi phí huy động thấp và huy động vốn phải có khả năng tích hợp với dịch vụ mà ngân hàng đưa ra. Như vậy, huy động vốn được coi là hiệu quả khi nó đảm bảo cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng là cao nhất

Để nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn đòi hỏi công tác huy động vốn phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

- Quy mô vốn tăng trưởng ổn định.

Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì quy mô nguồn vốn phải không ngừng tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn không ngừng gia tăng của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng phải có tính chất ổn định vì nguồn vốn tăng trưởng không ổn định thì sẽ rất khó cho ngân hàng trong việc cho vay và đầu tư. Nếu trong nguồn vốn của ngân hàng luôn có khả năng một lượng tiền lớn có thể bị rút ra khỏi ngân hàng thì lượng vốn dành cho vay và đầu tư sẽ không lớn, vì ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn để phòng rủi ro thanh khoản. Nguồn vốn huy động phải cân đối với hoạt động cho vay và đầu tư. Ngay từ khi mới thành lập thì hoạt động cho vay đã là hoạt đông kinh doanh chủ yếu, hoạt động đầu tư lại giúp các ngân hàng tận dụng các khoản tiền nhàn rỗi. Mà nhu cầu cho vay và đầu tư ngày càng tăng đối với các ngân hàng, vì vậy mà quy mô vốn phải tăng trưởng ổn định. Nguồn vốn của NHTM được coi là ổn định khi nguồn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn và biết

tận dụng nguồn tiền gửi giao dịch của các tổ chức kinh tế, bên cạnh tính không ổn định thì nó đem lại một nguồn tiền lớn với chi phí rẻ, nếu ngân hàng biết tính toán hợp lý tính thời vụ trong hoạt động của doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi hơn.

- Nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tức là vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng, có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

- Nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý:

Quá trình huy động vốn cần phải đảm bảo rằng tính chất nguồn vốn huy động phải phù hợp với tính chất sử dụng. Nó có một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường. Kỳ hạn của nguồn vốn là cơ sở để quyết định kỳ hạn sử dụng vốn. Khi nói đến sự phù hợp về cơ cấu vốn theo kỳ hạn nguồn vốn và cho vay thì người ta quan tâm đến lợi nhuận và rủi ro thanh khoản. Muốn có lợi nhuân cao thì ngân hàng phải tìm mọi cách để chi phí huy động vốn là rẻ nhất và nguồn rẻ nhất thường là nguồn vốn ngắn hạn. Nhưng nếu ngân hàng huy động nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn thì sẽ thu được lợi nhuận lớn nhưng lại phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Do đó ngân hàng cần phải cân nhắc đảm bảo hài hoà giữa rủi ro và lợi nhuận. Rất khó để đạt được cân bằng về kỳ hạn nhưng một tỷ lệ chênh lệch kỳ hạn hợp lý sẽ cho phép ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản.

- Nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hoá chi phí. Đây là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí này chính là số tiền mà ngân hàng phải trả cho các lượng vốn huy động được, chi phí hoạt động cao hay thấp phụ thuộc vào mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra, tất nhiên là lãi suất huy động càng cao thì càng hấp dẫn khách hàng. Nhưng cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều là công cụ cạnh tranh của ngân hàng và hai loại này lại có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau, nếu ngân hàng nâng lãi suât huy động để tăng cường huy động vốn thì cũng buộc phải nâng lãi suất cho vay để đảm bảo bù đắp

chi phí huy động và kinh doanh có lãi. Như vậy, nâng lãi suất huy động quá cao thì lại dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tư. Yêu cầu đặt ra cho ngân hàng là phải làm sao đưa ra mức lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo cạnh tranh trong huy động và cạnh tranh trong cho vay đồng thời đảm bảo có lãi. Có thể thấy rằng, việc tối thiểu hoá chi phí huy động theo từng loại hình huy động là rất khó do những đặc điểm riêng của từng loại hình vừa nêu trên. Cơ sở để ngân hàng tối thiểu hoá chi phí huy động ở đây là sự hợp lý về cơ cấu vốn và sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)