Về chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 111 - 112)

- Tỷ trọng vốn điều chuyển/tổng vốn huy động luô nở mức độ thấp và có xu hướng giảm qua các năm.

B. Nguyên nhân khách quan

3.3.3.1. Về chính sách tiền tệ

- Việc áp trần lãi suất huy động vốn cùng với các quy định về chế tài xử lý kèm theo cũng như thái độ kiên quyết của ngân hàng nhà nước đã góp phần ngăn chặn tình hình cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại, bình ổn mặt bằng lãi suất huy động, hạ nhiệt mặt bằng lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất cho vay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện áp dụng trần lãi suất các ngân hàng thương mại nhỏ không thể đưa lãi suất huy động lên quá cao vượt trần, người dân sẽ ưu tiên chọn những ngân hàng thương mại nhà nước để gửi tiền, tạo điều kiện tăng cường huy động vốn cho các ngân hàng thương mại nói chung, trong đó có VCB Bình Dương Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế có những thay đổi, thì việc linh hoạt trong quản lý lãi suất của ngân hàng nhà nước là điều cần thiết.

- Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến nguồn vốn khả dụng của ngân hàng và chủ trương phân bổ nguồn vốn huy động của ngân hàng, NHNN cần áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sao cho phù hợp với tình hình thực tế, vừa đảm bảo an toàn thanh khoản, vừa đảm bảo cho ngân hàng tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình vào các hoạt động sinh lời. Khi việc sử dụng vốn của ngân hàng hợp lý thì cũng có nghĩa là công

tác huy động vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong việc thực thi chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)