Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của VCB Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 73 - 76)

C. Tiền gửi chuyên dùng:

b) Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của VCB Bình Dương

Đánh giá hiệu quả huy động vốn của VCB Bình Dương qua xem xét tỷ lệ vốn huy động/vốn điều chuyển trong 3 năm qua. Bên cạnh cần đánh giá tỷ trọng các khoản mục huy động vốn trong tổng nguồn vốn huy động để thấy hướng huy động của ngân hàng đã hợp lý hay chưa. Xem xét một số chỉ tiêu được đánh giá trong bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 Nguồn vốn huy động 5.695,7 8.548,3 9.807,9 Tổng nguồn vốn 9.261,3 9.462,4 10.672,4

BẢNG 2.12 TỔNG HỢP CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN HUY ĐỘNG VỐN Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 2013 2014 1. Vốn điều chuyển Tỷ đồng 3.565,6 914,1 864,5 2. Vốn huy động không kỳ hạn Tỷ đồng 1.268,4 2.331,4 2.806,2 3. Vốn huy động có kỳ hạn Tỷ đồng 4.411,7 6.196,4 6.986,1 4. Chi phí trả lãi Tỷ đồng 737,0 879,6 950,2

5. Chi phí phi lãi Tỷ đồng 134,1 228,2 249,6

6. Thu lãi Tỷ đồng 989,4 1182,3 1348,9

7. Chênh lệch thu chi lãi Tỷ đồng 252,4 302,7 398,6

8. Tổng vốn huy động Tỷ đồng 5695,7 8548,3 9807,9

* Vốn điều chuyển/Tổng vốn huy động % 62,6% 10,7% 8,8%

* Vốn huy động không kỳ hạn/Tổng vốn huy động % 22,3% 27,3% 28,6%

* Vốn huy động có kỳ hạn/Tổng vốn huy động % 77,5% 72,5% 71,2%

* Chi phí trả lãi/Tổng vốn huy động % 12,9% 10,3% 9,7%

* Chi phí phi lãi/Tổng vốn huy động % 2,4% 2,7% 2,5%

* Chênh lệch thu chi lãi/chi phí lãi % 34,3% 34,4% 41,9%

Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank CN Bình Dương

* Vốn điều chuyển/tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở như thế nào. Là một chi nhánh thì sự hỗ trợ nguồn vốn từ Ngân hàng Hội sở là không thể thiếu, nhưng sẽ tốt hơn cho Chi nhánh nếu có thể tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách tăng cường khả năng huy động vốn của mình. Như thế sẽ tạo cho Ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, có thể cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho Ngân hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung những thiếu hụt của các cá nhân, doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn ngày càng gia tăng.

Chỉ tiêu vốn điều chuyển/vốn huy động rất thấp so với các ngân hàng trong địa bàn và giảm liên tục từ năm 2012 đến 2014 thể hiện hiệu quả huy động vốn ngày càng được nâng cao. Nếu trong năm 2012, tỷ lệ vốn điều chuyển/vốn huy động là 62,6%, năm 2013 vốn điều chuyển/vốn huy động là 10,7%, sang năm 2014 vốn điều chuyển/vốn huy động là 8,8%. Ngân hàng cũng đã tăng cường nguồn vốn tại chỗ bằng nhiều hình thức nhưng nhu cầu vốn của người dân ngày càng tăng cao. Nhìn

chung, đây là xu hướng tốt mà Ngân hàng cần phát huy để tăng lợi nhuận cho Ngân hàng đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.

* Vốn huy động có kỳ hạn/ tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết khả năng của ngân hàng trong việc kiểm soát tính ổn định của vốn huy động. Đối với vốn huy động có kỳ hạn, ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh và sẽ giúp ngân hàng điều tiết vốn một cách linh hoạt hơn.

Tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn trong tổng vốn huy động giảm trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn chiếm 77,5% tổng vốn huy động, năm 2013 giảm xuống còn 72,5%, đến năm 2014 tiếp tục giảm xuống 71,2%. Tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn của ngân hàng giảm qua các năm, ngân hàng trong thời gian tới cần có chính sách tăng cường huy động vốn có kỳ hạn, giành lại thị phần nhằm tăng dần tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn, tức là tăng nguồn vốn ổn định cho hoạt động của Ngân hàng.

* Vốn huy động không kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn huy động

Vốn huy động không kỳ hạn chủ yếu là những khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi chuyên dùng của cá nhân, tổ chức. Ngân hàng sử dụng khoản tiền này để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời, đây là nguồn huy động với chi phí thấp và luôn chiếm tỷ trọng đáng kể giúp Ngân hàng giải quyết tình trạng thiếu hụt tạm thời. Tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn tăng trong 3 năm qua, năm 2012 là 22,3%, năm 2013 là 27,3% và năm 2014 là 28,6%. Đây là dấu hiệu tốt vì trong điều kiện Vietcombank đang thừa vốn thì việc tăng cường thu hút nguồn vốn chi phí huy động thấp là phù hợp với chính sách của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần tăng cường huy động loại vốn này thông qua việc tăng cường mở tài khoản cá nhân, phát hành thẻ thanh toán, thẻ tín dụng.

* Chi phí trả lãi trên tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng.

Ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động khá rõ qua 3 năm, tức là khoản chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động được một đồng vốn có thay đổi trong các năm

qua. Trong năm 2012, chỉ tiêu này là 12,9%, năm 2013 giảm xuống còn 10,3% và năm 2014 tiếp tục giảm xuống 9,7%. Đây là kết quả tốt vì qua các năm tổng vốn huy động đều tăng nhưng chi phí trả lãi trên vốn huy động lại giảm, điều này cho thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng năm 2014, tiết kiệm chi phí huy động vốn, trong lúc lãi suất huy động giảm mạnh mà vẫn huy động vượt trội so với cùng kỳ năm trước.

* Chi phí phi lãi trên tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn huy động được ngân hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu không tính chi phí đã trả lãi. Khoản chi phí phi lãi bao gồm chi phí cất giữ, bảo quản, kiểm đếm,...

Bên cạnh khoản chi phí trả lãi, bất cứ Ngân hàng nào cũng phải bỏ ra thêm một khoản chi phí phi lãi để có được một đồng vốn huy đồng. Và thông thường khoản chi phí phi lãi này sẽ thấp hơn nhiều so với khoản chi phí lãi.

Quan sát bảng 2.11 ta thấy chỉ tiêu này thay đổi nhưng không đáng kể trong giai đoạn 2012-2014, năm 2012 chỉ tiêu này là 2,4%, năm 2013 là 2,7% và năm 2014 là 2,5%. Năm 2013 chỉ tiêu này cao nhất do chi phí dự phòng nợ xấu tăng cao trong năm dẫn đến chi phí phi lãi tăng.

* Chênh lệch thu chi lãi/ chi phí trả lãi của ngân hàng

Chỉ tiêu này nhằm kiểm chứng hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, cho thấy ngân hàng bỏ ra một đồng chi phí trả lãi và thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này năm 2012 là 34,3%, năm 2013 tăng nhẹ lên 34,4% và tăng mạnh vào năm 2014 đạt 41,9%. Theo đó năm 2014 là năm làm ăn hiệu quả nhất khi tỷ lệ này cao nhất.

Từ những phân tích trên cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đạt được nhiều thành tựu trong 3 năm qua. Nhờ ngân hàng luôn chú trọng nâng cao hiệu quả huy động vốn, có chính sách cạnh tranh hợp lý trong điều kiện kinh tế khó khăn và có nhiều đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)