TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH DƢƠNG GIA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 51 - 55)

- Chi phí phi lãi/ tổng vốn huy động cho thấy một đồng vốn huy động được ngân hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản,

g) Chênh lệch thu chi lãi/chi phí trả lãi của Ngân hàng

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH DƢƠNG GIA

TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2014.

Những năm gần đây, hoạt động của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn do sự đi xuống của nền kinh tế, tội phạm trong ngành ngân hàng ngày càng tinh vi, phức tạp. Hoạt động kinh doanh của VCB Bình Dương giai đoạn 2012-2014 chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự biến động phức tạp của lãi suất. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên, VCB Bình Dương vẫn đứng vững và đạt được những kết quả đáng mong đợi, mặc dù vẫn còn vài hạn chế. Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như sau:

Bảng 2.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB BÌNH DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2014

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2013/2012 2014/2013 2012 2013 2014 Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Thu nhập 1.007,5 1.211,7 1.403,6 20,27% 204,2 15,8% 191,9 - Thu lãi 989,4 1.182,3 1.348,9 19,50% 192,9 14,1% 166,6 + Tỷ trọng (%) 98,2% 97,6% 96,1% - Thu khác 18,1 29,4 54,7 62,4% 11,3 85,9% 25,3 + Tỷ trọng(%) 1,8% 2,4% 3,9% Chi phí 871,1 1.107,8 1.199,8 27,2% 236,7 8,3% 92,0 - Chi lãi 737,0 879,6 950,2 19,4% 142,6 8,0% 70,6 + Tỷ trọng(%) 84,6% 79,4% 79,2% - Chi khác 134,1 228,2 249,6 70,1% 94,1 9,4% 21,4 + Tỷ trọng(%) 15,4% 20,6% 20,8% Lợi nhuận 136,4 103,9 203,8 (23,8%) (32,5) 96,2% 99,9

Biểu đồ 2.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB BÌNH DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2014

Thu nhập ngân hàng tăng qua các năm, năm 2012 thu nhập là 1.007,5 tỷ đồng, năm 2013 thu nhập là 1.211,7 tỷ đồng tăng 20,27%, sang năm 2014 thu nhập cao nhất đạt 1.403,6 tỷ đồng tăng 15,8% so với năm 2013.

Nguồn thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ thu lãi, năm 2012 thu lãi chiếm 98,2% tổng thu nhập, năm 2013 là 97,6% và năm 2014 là 96,1%. Tỷ trọng thu lãi trong tổng thu nhập có giảm qua các năm chủ yếu là do lãi suất cho vay giảm mạnh, nợ xấu có xu hướng tăng. Từ năm 2012 đến năm 2014, mặc dù lãi suất cho vay giảm dần theo chính sách của chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay, nhưng thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng vẫn tăng ổn định là nhờ tăng trưởng tín dụng tương đối tốt.

Thu nhập khác là các khoản thu nhập không phải từ lãi mà từ thu phí dịch vụ, thu nợ đã xử lý dự phòng, thu do thanh lý tài sản,…Thu nhập khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng và tăng từ năm 2012 đến năm 2014 chủ yếu là nhờ thu được các món nợ đã xử lý bằng dự phòng. Tỷ trọng của các khoản thu ngoài lãi không cao là do nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm này chưa cao và chỉ tập trung thu phí ở một số dịch vụ thông thường như: rút tiền, nộp tiền,

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

Năm 2012 năm 2013 năm 2014

Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

chuyển tiền trong nước, thu phí bảo lãnh, chi trả kiều hối, thu phí phát hành thẻ, phí SMS banking,...

Chi phí của ngân hàng bao gồm chi phí lãi và chi phí khác. Chi phí của ngân hàng năm 2012 là 871,1 tỷ đồng, sang năm 2013 chi phí là 1.107,8 tỷ đồng tăng 27,2%, năm 2014 chi phí là 1.199,8 tỷ đồng tăng 8,3%.

Chi phí ngân hàng chủ yếu là từ chi phí trả lãi, năm 2012 chi phí trả lãi chiếm 84,6% tổng chi phí, năm 2013 là 79,4% và năm 2014 là 79,2%. Từ năm 2012 đến năm 2014 chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng giảm dần trong tổng chi phí là do lãi suất huy động giảm nhanh chóng theo chủ trương của ngân hàng nhà nước. Từ năm 2013, nhà nước đã bắt đầu áp trần lãi suất huy động đối với một số kỳ hạn huy động của các ngân hàng thương mại nhằm điều tiết nền kinh tế.

Năm 2013 chi phí tăng cao vượt bậc so với năm 2012 là do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là chi phí dự phòng nợ xấu. Có thể nói năm 2013 là năm khó khăn của Vietcombank Bình Dương khi nợ xấu tăng cao trên 8,4%. Đây là lý do chi phí không từ lãi của năm 2013 tăng hơn 70% so với năm 2012. Năm 2014 chi phí không tăng nhiều so với năm 2013 do lãi suất huy động giảm mạnh, có lúc lãi suất chỉ còn 4% đối với một số kỳ hạn ngắn. Bên cạnh đó, năm 2014 doanh số thu hồi nợ xấu của Vietcombank Bình Dương khá tốt, nên không mất nhiều chi phí dự phòng nợ xấu như năm 2013.

Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng có sự biến động khá rõ qua 3 năm, cụ thể lợi nhuận năm 2012 là 136,4 tỷ đồng, sang năm 2013 sụt giảm xuống 103,9 tỷ đồng giảm 23,8% so với năm 2012, năm 2014 lợi nhuận tăng cao đạt mức 203,8 tỷ đồng, tăng 96,2% so với năm 2013. Lợi nhuận năm 2014 đạt mức cao nhất từ trước đến nay là do nhiều yếu tố. Năm 2014, chi phí huy động vốn thấp do ngân hàng nhà nước áp trần lãi suất thấp, Vietcombank Bình Dương có chính sách huy động tốt, thu hút được nguồn vốn giá rẻ, bên cạnh đó tăng trưởng tín dụng tốt hơn so với năm 2013, thu được nợ xấu và hoạt động bán nợ cho công ty VAMC cũng rất thành công, cụ thể là xử lý được món nợ xấu của công ty gỗ Trường Thành trên 100 tỷ đồng.

Một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng là yếu tố lãi suất, cụ thể lãi suất bình quân giai đoạn 2012-2014 như sau:

Bảng 2.2: LÃI SUẤT BÌNH QUÂN CỦA VCB BÌNH DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2014

ĐVT: %/năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

- Lãi suất bình quân đầu vào 13,3 9,4 7,1 - Lãi suất bình quân đầu ra 18,5 13,9 11,2 - Chênh lệch lãi suất bình quân 5,2 4,5 4,1

Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank CN Bình Dương

Biểu đồ 2.2: LÃI SUẤT BÌNH QUÂN CỦA VCB BÌNH DƢƠNG

Lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra giảm qua từng năm, cụ thể là lãi suất bình quân đầu vào năm 2012 là 13,3%/năm, đến năm 2013 giảm còn 9,4%/năm và năm 2014 giảm thấp nhất chỉ còn 7,1%/năm. Chỉ tiêu lãi suất đầu vào phản ánh chi phí huy động vốn, năm 2014 lãi suất huy động thấp nên nhờ đó mà chi phí trả lãi thấp mặc dù huy động đạt số dư lớn

Luôn là ngân hàng đi đầu trong việc tuân theo chủ trương của ngân hàng nhà nước, Vietcombank đã áp trần lãi suất huy động thấp nhằm kéo lãi suất cho vay giảm xuống, tạo điều kiện cho người cần vốn có thể tiếp cận được nguồn vốn vay, giải quyết vấn đề nợ xấu, tăng trưởng tín dụng,…Cụ thể là lãi suất cho vay bình

0 5 10 15 20

Năm 2012 năm 2013 năm 2014

Lãi suất bình quân đầu vào

Lãi suất bình quân đầu ra

Chênh lệch lãi suất bình quân

quân của Vietcombank Bình Dương giảm dần từ năm 2012 là 18,5%/năm, đến năm 2013 là 13,9%/năm và năm 2014 chỉ còn 11,2%/năm

Những năm gần đây, Vietcombank luôn trong tình trạng thừa vốn, công tác tín dụng được ưu tiên quan tâm hàng đầu, chủ trương tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, do đó mức chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra và đầu vào cũng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2012-2014, năm 2012 là 5,2%/năm đến năm 2013 giảm xuống còn 4,5%/năm và năm 2014 là 4,1%/năm, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh lãi suất cho vay của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)