C. Tiền gửi chuyên dùng:
e) Tiền gửi có kỳ hạn bị rút trước hạn
Bảng 2.15 TỶ TRỌNG TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG RÚT TRƢỚC HẠN CỦA VCB BÌNH DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2014
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tiền gửi có kỳ hạn 4.419,9 6.206,1 6.855,7 Tiền gửi khách hàng rút trước hạn 92,8 111,7 109,7
Tỷ trọng 2,1% 1,8% 1,6%
Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank CN Bình Dương
Tiền gửi bị rút trước hạn là do khách hàng có việc đột xuất, do lúc gửi tiền nhân tiên không tư vấn kỳ hạn cho khách hàng phù hợp với nhu cầu vốn của họ, hoặc do nhân viên không bán chéo sản phẩm tư vấn khách hàng vay cầm cố sổ tiết kiệm để giữ doanh số huy động và giúp tăng dư nợ.
Những năm gần đây, Ngân hàng chú trọng công tác chăm sóc và nắm bắt nhu cầu khách hàng, tư vấn hợp lý nên tỷ lệ rút trước hạn giảm dần. Trường hợp khách hàng nhất định phải rút trước hạn thì nhân viên cũng tư vấn khách vay cầm cố sổ tiết kiệm để giữ nguồn tiền huy động.
Năm 2013 và 2014 mặc dù lãi suất huy động giảm mạnh theo chủ trương của chính phủ, nhưng số vốn rút trước hạn chiếm tỷ lệ nhỏ và còn ít hơn so với năm 2012 là do nhân viên Chi nhánh được đào tạo về nghiệp vụ tốt hơn để tư vấn khách hàng và Chi nhánh bắt đầu áp dụng sản phẩm rút gốc từng phần linh hoạt.
Tóm lại, tình hình huy động vốn của VCB Bình Dương trong ba năm qua đã tương đối đạt được hiệu quả và luôn hoàn thành kế hoạch. Nguồn vốn huy động tăng nhanh qua các năm thể hiện năng lực tự chủ của ngân hàng cũng như hiệu quả huy động vốn. Ngân hàng đã có nhiều cố gắng mở rộng và nâng cao chất lượng huy động vốn.
2.3.4. Đánh giá về hiệu quả huy động vốn của VCB Bình Dƣơng 2.3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc 2.3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
- Nguồn vốn tăng trưởng ổn định qua các năm. Công tác huy động vốn bám sát tình hình thực tế sử dụng vốn của chi nhánh.
- Tiền gửi huy động từ cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền huy động và có xu hướng tăng, điều này đã đi đúng chủ trương của VCB là đánh vào thị trường bán lẻ, đây là nguồn tiền ổn định nên cần tiếp tục được phát huy.