C. Tiền gửi chuyên dùng:
c) So sánh tỷ trọng vốn huy động của VCB Bình Dương trên tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn
Trên địa bàn Bình Dương hiện có hơn 35 Tổ Chức Tín Dụng (TCTD) đang hoạt động, cùng được hưởng những lợi thế như nhau từ chính sách, ưu đãi từ chính quyền địa phương, Ngân hàng Nhà nước, cũng như chịu những bất lợi do điều kiện khách quan đem lại. Chính vì thế có thể nói mỗi Ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ về thị phần hoạt động. Mỗi ngân hàng đều có thế mạnh riêng và hướng đi của mình để đối mặt với thử thách, khẳng định mình, từ đó phát huy hiệu quả kinh doanh. Thấy được những khó khăn trong công tác huy động vốn, VCB Bình Dương cũng đã đưa ra những kế hoạch cụ thể, và mọi chỉ tiêu đều được giao cho từng nhân viên. Tuy nhiên, giữ vững thị phần vẫn là một việc làm khó đối với các ngân hàng nói chung và VCB Bình Dương nói riêng.
BẢNG 2.13 VỐN HUY ĐỘNG CỦA VCB BÌNH DƢƠNG TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2012 2013 2014
Vốn huy động của VCB Bình Dương 5.695,7 8.548,3 9.807,9 Vốn huy động các Ngân hàng trên địa bàn 61.909,8 96.048,3 84.550,9
Vốn huy động của VCB Bình Dƣơng/
Vốn huy động các Ngân hàng trên địa bàn 9,2% 8,9% 11,6%
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Tỉnh Bình Dương
Trong 3 năm qua thị phần huy động vốn của VCB Bình Dương có sự thay đổi. Năm 2012 là 9,2% , năm 2013 giảm xuống 8,9% và năm 2014 tăng lên 11,6%. Việc sụt giảm thị phần huy động vốn trong năm 2013 là vấn đề mà VCB Bình Dương cần quan tâm, điều này cho thấy các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn đang dần lớn mạnh. Sang năm 2014, ngân hàng đã xem xét lại công tác huy động vốn và tăng cường đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút và giữ khách hàng, nhờ đó mà thị phần tăng trở lại.