Phân tích cơ cấu vốn của VCB Bình Dƣơng giai đoạn 2012-2014 1 Phân tích kết cấu nguồn vốn của VCB Bình Dƣơng giai đoạn 2012-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 55 - 58)

- Chi phí phi lãi/ tổng vốn huy động cho thấy một đồng vốn huy động được ngân hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản,

g) Chênh lệch thu chi lãi/chi phí trả lãi của Ngân hàng

2.3.1. Phân tích cơ cấu vốn của VCB Bình Dƣơng giai đoạn 2012-2014 1 Phân tích kết cấu nguồn vốn của VCB Bình Dƣơng giai đoạn 2012-

2.3.1.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn của VCB Bình Dƣơng giai đoạn 2012- 2014

Với mọi doanh nghiệp, vốn luôn là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển. Trong ngành ngân hàng thì vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng, nó giúp cho ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động,…Các ngân hàng luôn chú trọng việc làm thế nào để huy động được nguồn vốn phù hợp với nhu cầu và tối thiểu hóa chi phí huy động vốn.

Cơ cấu vốn của mỗi Ngân hàng là khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh cũng như chính sách của mỗi Ngân hàng. Cơ cấu vốn của VCB Bình Dương được chia ra hai phần: Vốn huy động, vốn vay VCB Trung ương hay còn gọi là vốn điều chuyển.

Bảng 2.3: CƠ CẤU VỐN CỦA VCB BÌNH DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2014 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tổng nguồn vốn 9.261,3 9.462,4 10.672,4 2,2% 201,1 12,8% 1.210,0 Nguồn vốn huy động 5.695,7 8.548,3 9.807,9 50,1% 2.852,6 14,7% 1.259,6 Tỷ trọng (%) 61,5% 90,3% 91,9%

Vay VCB Trung ƣơng 3.565,6 914,1 864,5 (74,4%) (2.651,5) (5,4%) (49,6)

Tỷ trọng (%) 38,5% 9,7% 8,1%

Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank CN Bình Dương

Biểu đồ 2.3: CƠ CẤU VỐN CỦA VCB BÌNH DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2014

Tổng nguồn vốn của VCB Bình Dương bao gồm vốn huy động và vốn vay VCB Trung ương. Nhìn chung tổng nguồn vốn tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2014. Năm 2012 tổng nguồn vốn là 9.261,3 tỷ đồng. Năm 2013 tổng nguồn vốn tăng lên 9.462,4 tỷ đồng tăng 2,2% so với năm 2012. Năm 2014 tổng nguồn vốn đạt 10.672,4 tỷ đồng tăng 12,8% so với năm 2013.

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000

Năm 2012 năm 2013 năm 2014

Vay VCB Trung ương Nguồn vốn huy động

Vốn huy động: Trong tổng nguồn vốn thì vốn huy động là chủ yếu, đây là

nguồn vốn được hình thành từ các nghiệp vụ nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, phát hành thẻ thanh toán,… của Chi nhánh. Năm 2012 vốn huy động là 5.695,7 tỷ đồng, chiếm 61,5 % tổng nguồn vốn. Năm 2013 vốn huy động là 8.548,3 tỷ đồng, chiếm 90,3% tổng nguồn vốn và tăng 50,1% so với năm 2012. Năm 2014 nguồn vốn huy động là cao nhất đạt 9.807,9 tỷ đồng chiếm 91,9% tổng nguồn vốn và tăng 14,7% so với năm 2013. Năm 2014 lãi suất huy động giảm mạnh theo chủ trương chính sách của nhà nước, Vietcombank luôn đi đầu trong việc tuân thủ các chính sách của nhà nước, có thời điểm lãi suất huy động chỉ còn 4%/năm, tuy nhiên nguồn vốn huy động lại tăng so với các năm, đây là dấu hiệu tốt thể hiện sự nỗ lực của cán bộ nhân viên và chính sách chăm sóc khách hàng của VCB Bình Dương là khá tốt, thu hút được nhiều nguồn vốn huy động với lãi suất thấp, tiết kiệm được chi phí huy động vốn.

Vốn vay VCB Trung ương: Mặc dù có nguồn vốn huy động nhưng các chi

nhánh vẫn cần một khoản vốn hỗ trợ từ Hội sở để có thể đáp ứng được nhu vốn của chi nhánh cũng như có thể cạnh tranh với các Ngân hàng trên địa bàn. Vốn vay VCB Trung ương năm 2012 chiếm tỷ lệ 38,5% tổng nguồn vốn, đây là tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn 2012-2014. Bởi vì năm 2012 lãi suất huy động vốn của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam rất cao, cạnh tranh huy động vốn gay gắt dẫn đến chi phí huy động tăng cao. Trong tình hình đó, nguồn vốn tại VCB Trung ương lại dư thừa nên quyết định vay vốn từ VCB Trung ương nhằm giảm chi phí huy động vốn từ bên ngoài và tăng hiệu quả huy động vốn là hoàn toàn hợp lý. Các năm gần đây thì tỷ lệ vốn vay VCB Trung ương trên tổng nguồn vốn giảm do ngân hàng đã huy động vốn khá hiệu quả từ những khoản khác như huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của tổ chức, cá nhân. Do đó Ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn tại chỗ và cắt giảm bớt lượng vay từ VCB Trung ương. Việc giảm vốn điều chuyển cũng đồng nghĩa chi nhánh giảm phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ Trung ương, cho thấy năng lực huy động vốn của Chi nhánh tại địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)