- Tỷ trọng vốn điều chuyển/tổng vốn huy động luô nở mức độ thấp và có xu hướng giảm qua các năm.
B. Nguyên nhân khách quan
3.3.1.2. Tái cơ cấu ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng
Trong điều kiện hiện nay tại nước ta, có rất nhiều ngân hàng thương mại nhỏ, yếu kém đang hoạt động với hàng loạt sai phạm. Việc cạnh tranh không lành mạnh và kinh doanh bất chấp thủ đoạn của các ngân hàng này đã gây ra tổn hại cho nền kinh tế dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Từ đó tạo tâm lý bất ổn đối với người dân trong giao dịch ngân hàng, ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của các ngân hàng nói chung, trong đó có VCB.
Việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính là một trong các nội dung của nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế được bộ kế hoạch và đầu tư đưa ra, nhằm hoàn thiện hoạt động của các ngân hàng thương mại theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng là cả một quá trình, cần phải xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện. Trước khi tiến hành cơ cấu lại, cần tiến hành phân loại và đánh giá lại toàn bộ hoạt động của các ngân hàng thương mại, từ đó có cơ sở để xác định nhu cầu về số lượng và quy mô cần thiết của các tổ chức tín dụng để tiến hành tái cơ cấu. Từ những kinh nghiệm quốc tế về quá trình cơ cấu lại ngân hàng, Việt Nam cần thành lập cơ quan, đơn vị tư vấn quá trình cơ cấu lại ngân hàng. Cơ quan này giúp chính phủ đề ra các giải pháp cụ thể để cải tiến và nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cần mở rộng vai trò giám sát và nâng cao năng lực của Ngân hàng Nhà nước cũng như thành lập cơ quan chuyên quản lý, giám sát và cung cấp thông tin tài chính.
Trong thời gian tới sau khi việc tái cơ cấu ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng thành công, hoạt động ngân hàng sẽ được nâng cao chất lượng, niềm tin của người dân tăng cao, doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao