C. Tiền gửi chuyên dùng:
BẢNG 2.10 TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƢƠNG THỨC HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG
TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank CN Bình Dương
Từ bảng 2.9 cho ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng nguồn vốn huy động và tăng trong 3 năm. Cụ thể năm 2012 khoản mục này chiếm 22,27%, sang năm 2013 tăng lên 27,27% và tăng lên 28,61% trong năm 2014. Qua đó chứng tỏ Ngân hàng vẫn duy trì khá tốt hiệu quả huy động của loại tiền gửi này.
Về tiền gửi có kỳ hạn có tỷ trọng giảm qua các năm nhưng không biến động đáng kể. Bên cạnh đó loại tiền này vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động (trên 70%). Kết quả này là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì với khoản tiền gửi có kỳ hạn càng lớn Ngân hàng có thể chủ động hơn cho các kế hoạch cho vay cũng như đầu tư dài hạn nhằm mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn. Trong thời gian tới, ngân hàng cần chú ý tăng cường huy động tiền gửi có kỳ hạn để giữ cho tỷ trọng tiền gửi này trong tổng vốn huy động luôn trên 70% và phải phù hợp với nhu cầu chi nhánh và tình hình thực tế kế hoạch kinh doanh.
Tiền gửi của tổ chức tín dụng trong nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động, luôn dưới 0,2% tổng vốn huy động, và không biến động nhiều. Loại tiền này chủ yếu dùng để tiện việc thanh toán lẫn nhau giữa các ngân hàng.
Chỉ tiêu
Năm
2012 2013 2014
Tiền gửi của tổ chức tín dụng trong nƣớc 7,4 10,8 8,7
Tỷ trọng 0,13% 0,13% 0,09%
Tiền gửi không kỳ hạn 1.268,4 2.331,4 2.806,2
Tỷ trọng 22,27% 27,27% 28,61%
Tiền gửi có kỳ hạn 4.411,7 6.196,4 6.986,1
Tỷ trọng 77,46% 72,49% 71,23%