Nguyên nhân của những hạn chế A Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 81 - 83)

- Tỷ trọng vốn điều chuyển/tổng vốn huy động luô nở mức độ thấp và có xu hướng giảm qua các năm.

2.3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế A Nguyên nhân chủ quan

A. Nguyên nhân chủ quan

Chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc nghiên cứu bố trí hệ thống mạng lưới giao dịch sao cho có đủ về số lượng và hợp lý về địa điểm. Do đó hạn chế lượng khách hàng giao dịch, ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của Chi nhánh.

Sản phẩm huy động vốn chưa phân theo lứa tuổi, chưa phân theo đối tượng khách hàng. Sản phẩm huy động vốn chưa thật sự hấp dẫn đặc biệt là về tính cạnh tranh lãi suất, Vietcombank luôn đi đầu trong việc giảm lãi suất huy động theo chủ trương của chính phủ, dẫn đến việc nhiều khách hàng lớn rút sổ tiết kiệm đi gửi các ngân hàng khác. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các ngân hàng trong khu vực luôn tìm mọi cách lôi kéo khách hàng, việc giảm lãi suất huy động

thấp hơn các ngân hàng trong địa bàn sẽ làm mất khả năng cạnh tranh của VCB Bình Dương. Sản phẩm huy động vốn chưa thật sự linh hoạt bằng các ngân hàng thương mại trong địa bàn. Chưa có sản phẩm nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh.

Chưa có kế hoạch huy động vốn dài hạn, chủ yếu làm theo các phương pháp truyền thống. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện chưa thật sự nhạy bén với tình hình trong từng thời kỳ.

Công tác chăm sóc khách hàng của VCB Bình Dương chưa thật sự tốt như các đối thủ cạnh tranh trong địa bàn, chưa có sự phân chia khách hàng ra thành các nhóm đối tượng cụ thể như khách hàng mới, khách hàng truyền thống,…để có những ưu đãi và biện pháp chăm sóc cụ thể hơn nữa. Nhóm khách hàng VIP của chi nhánh tuy chỉ chiếm 6% số lượng khách hàng nhưng lại đóng góp hơn 60% doanh số huy động vốn của chi nhánh, vậy mà chi nhánh vẫn chưa có biện pháp chăm sóc đặc biệt hơn, bám sát hơn, và tạo quan hệ gắn bó bền vững hơn đối với nhóm khách hàng đặc biệt này. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn để trở thành khách hàng VIP của Vietcombank cũng khó hơn các ngân hàng khác, phải có số dư tiền gửi trên 1 tỷ và duy trì ít nhất 1 năm thì mới đủ tiêu chuẩn làm khách hàng VIP. Trong khi đó, ở những ngân hàng trong địa bàn như ACB, Techcombank, MB,… thì khách hàng chỉ cần có số dư trên 500 trđ là có thể nằm trong danh sách VIP và được chăm sóc đặc biệt.

Chưa xây dựng được đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, các nhân viên quan hệ khách hàng chưa thật sự đi bán hàng mà chỉ ngồi tại chỗ và chờ khách tìm đến, đây là điểm khác biệt so với các ngân hàng phát triển năng động như ACB, Sacombank,...Chưa chú trọng đến việc tuyển chọn đội ngũ quan hệ khách hàng vừa giỏi nghiệp vụ và vừa đẹp về ngoại hình. Nhiều chương trình khuyến mãi chỉ đơn thuần đăng trên Website của ngân hàng chứ không có biện pháp cụ thể để giới thiệu rộng rãi đến khách hàng, các chương trình khuyến mãi nhiều khi hết hạn rồi mà vẫn chưa được khách hàng biết đến. Chính sách ưu đãi và quà tặng chưa linh hoạt. Nếu như tại các ngân hàng khác có chính sách quà tặng theo ý thích khách hàng thì tại VCB Bình Dương khách hàng không có nhiều sự lựa chọn quà. Vào ngày sinh nhật

thì khách hàng VIP chỉ được chọn nhận bánh kem hoặc bó hoa chúc mừng, trong khi những khách hàng VIP thường là ở độ tuổi trên 30 nên họ có thể không thích ăn bánh kem và nếu khách hàng là nam thì họ cũng có thể không thích hoa. Hiện tại, khách hàng VIP bạc có số dư trên 1 tỷ đồng đến dưới 2 tỷ, vào ngày sinh nhật chỉ được tặng 1 thiệp chúc mừng chứ không tặng quà gì cả, như vậy rất dễ tạo sự thất vọng cho khách hàng và có thể họ sẽ bị các ngân hàng khác lôi kéo. VCB Bình Dương nên học hỏi các đối thủ cạnh tranh như Vietinbank, BIDV,…họ có thể tặng thẻ mua hàng trị giá tương đương nhưng khách hàng có thể tự do chọn món hàng họ thích tại các trung tâm mua sắm

Hiện nay, các ngân hàng thương mại luôn nâng cao hình ảnh thương hiệu thông qua cơ sở vật chất, sự hiện đại, hệ thống IT ưu việt. Nhưng VCB Bình Dương vẫn còn nhiều thiếu sót như hệ thống IT chưa tốt lắm, thường xuyên rớt mạng vào lúc cao điểm dẫn đến chậm trễ trong công tác phục vụ khách hàng. Hệ thống máy ATM cũ và hoạt động chưa hiệu quả, chế độ bản mật và an toàn chưa cao, nhiều máy ATM trong các khu công nghiệp bị đập phá. Các chương trình I-Banking, Mobile- Banking, Bankplus còn rườm rà về thủ tục đăng ký sử dụng, hay bị lỗi hệ thống.

Số lượng tài khoản cá nhân mở tại chi nhánh cũng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, vì địa bàn Bình Dương có thị trường rộng lớn về sản phẩm này, các khu công nghiệp nhiều và số lượng người lao động làm việc tại đây rất động. Hiện tại họ chủ yếu mở tài khoản và dùng thẻ của ngân hàng BIDV Bình Dương và Vietinbank Bình Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)