Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn của VCB Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 86 - 88)

- Tỷ trọng vốn điều chuyển/tổng vốn huy động luô nở mức độ thấp và có xu hướng giảm qua các năm.

B. Nguyên nhân khách quan

3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn của VCB Bình Dương

Trọng tâm của công tác huy động vốn là không chỉ có ưu tiên hàng đầu cho đảm bảo thanh khoản mà còn phải tính đến tính bền vững, khả năng cạnh tranh về chi phí và đảm bảo nguồn cho phát triển tín dụng, nhất là nguồn dài hạn và ngoại tệ.

Chi nhánh chủ động kiểm soát tăng trưởng huy động vốn VND, rà soát các khoản tiền gửi VND từ tổ chức kinh tế (nhất là các khoản có chi phí huy động vốn cao) để có biện pháp hợp lý nhằm tiết giảm chi phí huy động vốn, tích cực chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ và nguồn vốn giá rẻ. Tìm mọi biện pháp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn ngoại tệ, góp phần ổn định cân đối sử dụng vốn theo loại tiền của VCB, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Giám đốc chi nhánh chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác huy động vốn theo các định hướng nêu trên, tích cực chuyển dịch cơ cấu huy động vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Phòng Kinh Doanh Dịch Vụ tăng cường công tác tham mưu, đề xuất cho Ban giám đốc trong công tác chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách hàng VIP; tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, tập trung cho việc nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ; phối hợp với các phòng ban khác trong công tác chăm sóc khách hàng. Ngoài các tập đoàn, các tổng công ty cần chú ý đến các đầu mối tiếp nhận nguồn vốn kích cầu như các ban quản lý trung ương và địa phương…

Thực hiện hệ thống lại toàn bộ các dịch vụ bán lẻ do phòng Kinh Doanh Dịch Vụ thực hiện. Phối hợp với phòng Khách Hàng, phòng Tổng Hợp tiếp thị dịch vụ thanh toán học phí trực tuyến đến các trường học để tăng số lượng khách hàng, tăng nguồn vốn giá rẻ. Chủ động phối hợp với khối tín dụng để phát triển hướng cho vay xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ, tích cực phát triển các sản phẩm, phương thức quản trị dòng vốn để chào bán cho các đơn vị đầu mối triển khai kích cầu nhằm giúp giám sát hiệu quả chi tiêu, vừa có thể tận dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi. Phối hợp với phòng Thẻ, phòng Khách Hàng giới thiệu các dịch vụ bán lẻ đến cho các nhân viên công ty, tăng cường công tác bán chéo, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để phát hiện kịp thời những sai sót trong nghiệp vụ. Nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo phòng và

trình độ kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “cán bộ nhân viên VCB và người thân sử dụng sản phẩm, dịch vụ VCB”. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của cơ quan để thư giãn và tạo sự gắn bó với đồng nghiệp. Lưu ý triển khai các chương trình huy động vốn cá nhân, bán lẻ có tính gối đầu để duy trì liên tục nguồn tiền gửi dân cư. Đối với khách hàng bán lẻ, cần có sự phân đoạn khách hàng để có hướng phục vụ phù hợp như mở rộng nghiệp vụ kiều hối, các sản phẩm huy động có thêm quyền chọn, các sản phẩm mà VCB có lợi thế như sản phẩm huy động gắn với đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Phát huy các kết quả đã đạt được để tiếp tục mở rộng hướng huy động nguồn vốn ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng nước ngoài với mục tiêu huy động thêm 200 – 300 triệu USD. Phát triển vai trò thu xếp vốn quốc tế cho khách hàng trong nước, coi đây là điểm nhấn về khả năng khác biệt của VCB. Đồng thời phải khôi phục lại mảng huy động nguồn vốn ủy thác, tiếp nhận quản lý các nguồn vốn nước ngoài…vốn là truyền thống và thế mạnh của VCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình dương (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)