Chất lượng dịch vụ huy động vốn bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 53 - 55)

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn như hiện nay, thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng và đặc tính ổn định, lâu dài của nguồn vốn dân cư, BIDV đã nghiên cứu và cho ra nhiều sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như: Tiết kiệm Lớn lên cùng yêu thương, tiết kiệm tích lũy Bảo An, tiết kiệm năng động, tiết kiệm bậc thang…đồng thời kết hợp với việc tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như bốc thăm trúng thưởng, thẻ cào... gia tăng lợi ích thiết thực cho khách hàng gửi tiền tại BIDV. Điều này đã góp phần mang lại kết quả tăng trưởng khả quan đối với nguồn vốn dân cư giai đoạn 2009-2013

Bảng 2.1: Vốn huy động bán lẻ của BIDV từ năm 2009 - 2013

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

HĐV dân cư 74.197 100.003 129.205 179.128 211.232 Tăng tuyệt đối 15.676 25.806 29.202 49.923 32.104

Tỷ lệ tăng trưởng - 35% 29,2% 38,6% 17,92%

Tỷ trọng/Tổng HĐV 36% 39% 50% 50% 51%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng bán lẻ BIDV giai đoạn 2009-2012 [9] và báo cáo thường niên 2013 [18].

Huy động vốn từ khách hàng bán lẻ trong giai đoạn 2009 – 2013 đạt được những kết quả ấn tượng cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng tương đối ổn định. Kết quả này một phần do BIDV có các sản phẩm tiền gửi được nghiên cứu

triển khai liên tục, đa dạng đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn bán lẻ giai đoạn này ở mức độ khá cao 29,5%/năm.

Quy mô huy động vốn dân cư liên tục tăng trưởng, trong đó năm 2012 có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 5 năm trở lại đây với 38,6%. Đóng góp huy động vốn dân cư vào tổng huy động vốn được cải thiện dần. Nếu như năm 2009, huy động vốn dân cư chỉ chiếm 36% trong tổng nguồn vốn huy động thì đến 2013, con số này tăng lên thành 51%.

Đến cuối năm 2013, huy động vốn dân cư của BIDV đạt 211.232 tỷ đồng vươn lên đứng vị trí thứ 2 trên thị trường về quy mô huy động vốn dân cư.

- Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền và kỳ hạn

Tỷ trọng tiền gửi VND có xu hướng tăng qua các năm: tăng từ 82,4% trong năm 2009 lên 92% trong năm 2013. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định, mức lãi suất huy động USD được ấn định bởi lãi suất trần của NHNN nên nhu cầu gửi ngoại tệ không hấp dẫn so với tiền gửi VND.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn bán lẻ theo loại tiền

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng bán lẻ BIDV giai đoạn 2009-2012 [9] và báo cáo thường niên 2013 [18].

82,4% 83,2% 86,4% 91,4% 92% 17,6% 16,8% 13,6% 8,6% 8% ,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% 90,00% 100,00% 2009 2010 2011 2012 2013 VND Ngoại tệ

Cơ cấu tiền gửi dân cư theo kỳ hạn của BIDV có sự chuyển dịch tích cực đối với tiền gửi trên 12 tháng khi chỉ chiếm 19% trong tổng huy động vốn vào cuối năm 2009, sau đó tăng lên 57% vào cuối năm 2013.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn bán lẻ theo kỳ hạn

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng bán lẻ BIDV giai đoạn 2009-2012 [9] và báo cáo thường niên 2013 [18].

Nguyên nhân tiền gửi dân cư kỳ hạn trên 12 tháng tăng là do BIDV đã triển khai các sản phẩm linh hoạt, thu hút khách hàng chuyển dịch sang các kỳ hạn dài hơn để hưởng lãi suất cao hơn. Mặt khác, so với các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng... thì kênh tiền gửi vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn hơn, do đó thu hút một lượng tiền gửi lớn về hệ thống ngân hàng, trong đó có BIDV. Tuy nhiên cơ cấu tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng tăng cao cũng tạo áp lực cho BIDV khi phải tìm kiếm kênh cho vay phù hợp để bù đắp việc phải trả lãi suất huy động cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)