Hoàn thiện kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 100 - 102)

BIDV cần quan tâm hơn đến việc mở rộng mạng lưới kênh phân phối truyền thống ở khu vực phía Nam vì đây là khu vực kinh tế năng động nhất cả nước, thu nhập bình quân của người dân cao. Đồng thời, BIDV cần thành lập trung tâm miền Nam với tư cách là đại diện của Hội sở chính để hỗ trợ và quản lý các chi nhánh khu vực này về nghiệp vụ, marketing, tìm kiếm khách hàng, công nghệ…, nhằm khắc phục những bất cập hiện tại trong kiểm soát và quản lý do mạng lưới rộng. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới cần có sự đánh giá kỹ lưỡng về mặt hiệu quả và

chi phí, tránh mở rộng một cách tùy tiện vì sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát hiệu quả, thậm chí có thể gây ra những thất thoát lớn.

Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 của NHNN về quy định mạng lưới hoạt động của NHTM đã đưa ra các giới hạn trong việc mở rộng hệ thống phòng giao dịch, chi nhánh của NHTM. Điều này cho thấy tính giới hạn về mặt kênh phân phối truyền thống. Một khó khăn nữa là việc duy trì kênh phân phối truyền thống đòi hỏi chi phí hoạt động cao về trụ sở, nhân sự, máy móc… Do đó, BIDV cần đẩy mạnh mở rộng mạng lưới thông qua việc khai thác các kênh ngân hàng điện tử, kênh thoại như ATM, POS, Internet, Mobile, SMS Banking, Contact center… để tối ưu hóa chi phí trụ sở và nhân viên, tăng khả năng phục vụ khách hàng. Đặc biệt, cần nghiên cứu ứng dụng kênh ngân hàng tự động (Autobank) với khả năng cho phép người sử dụng thực hiện hoàn toàn tự động các giao dịch gửi, rút tiền, thu đổi ngoại tệ, truy vấn thông tin, giao dịch trực tuyến… để giảm tải các giao dịch tại quầy, tăng cường hiện diện thương hiệu, đem lại hình ảnh ngân hàng hiện đại cho BIDV. Đồng thời, BIDV cần tích cực “Đào tạo khách hàng” sử dụng các kênh phân phối phù hợp với tính chất khách hàng thông qua việc tư vấn, hướng dẫn tại quầy và ban hành có sổ tay hướng dẫn khách hàng.

Bên cạnh các kênh phân phối đề cập trên đây, BIDV cần phát triển thêm các kênh phân phối thông qua đại lý là cá nhân hoặc tổ chức như kế toán công ty, công ty bảo hiểm, siêu thị… để tăng khả năng bán hàng, khắc phục được hạn chế về quy mô nhân sự. Để làm được điều này, BIDV cần nghiên cứu cách thức lựa chọn đối tác, trách nhiệm và ràng buộc liên quan của đối tác cũng như cơ chế hoa hồng môi giới cho các cá nhân, tổ chức này.

Đối với các kênh phân phối truyền thống hiện nay, cần có lộ trình cụ thể để chuẩn hóa nhận diện thương hiệu tại các điểm mạng lưới cũng như phân bổ chi phí hợp lý, tránh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung. Đồng thời, cần có cơ chế phân giao trách nhiệm cao cho giám đốc chi nhánh trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về thương hiệu và xây dựng cơ bản theo đúng quy định hiện hành. Ban Thương hiệu và Quan hệ công chúng của hội sở chính cần chịu trách nhiệm về việc

kiểm tra, giám sát thường xuyên dưới nhiều hình thức để đảm bảo tính thống nhất về nhận diện thương hiệu trên toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)