HIỆU QUẢ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh bình phước (Trang 31)

1.3.1. Khái niệm hiệu quả thu ngân sách nhà nƣớc

1.3.1.1.Khái niệm hiệu quả

Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm hiệu quả đƣợc hiểu là kết quả nhƣ yêu cầu của việc làm mang lại. Nhƣng theo từ điển Lepetit Lasousse định nghĩa: “Hiệu quả là kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định” (Từ điển Lepetit Lasousse, 1999, Paris, Tr 57).

Trong khi đó các nhà quản lý hành chính lại cho rằng: Hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của khoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu vào với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tƣơng quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra- đầu vào. Nhƣ vậy, xác định hiệu quả một hoạt

động kinh tế thƣờng cho chúng ta những con số chính xác và cụ thể, nhƣng với bất kỳ hoạt động xã hội nào nói chung và hoạt động giám sát nói riêng, để tính hiệu quả đạt đƣợc rất khó khăn và phức tạp. Bởi loại hoạt động này chủ yếu mang tính chất định tính chứ không phải định lƣợng. Do đó, cách tính hiệu quả hoạt động xã hội, tốt nhất chúng ta phải vận dụng phƣơng pháp tính hiệu quả kinh tế (chỉ tƣơng đối). Theo cách tiếp cận này, “Hiệu quả chính là chỉ số so sánh giữa kết quả thu về với chi phí, công sức bỏ ra”.

Ví dụ: khi đánh giá hiệu quả đầu tƣ trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả cao hay thấp đƣợc đánh giá định lƣợng cụ thể, chính xác bằng cách so sánh chi phí đầu tƣ và kết quả thu về trên một đơn vị tiền tệ xác định. Nhƣng trong một số trƣờng hợp khác, chỉ số này khó có thể lƣợng hóa bằng những con số cụ thể đánh giá có tính chất định tính.

1.3.1.2. Khái niệm hiệu quả thu NSNN

Hiệu quả thu NSNN là việc khai thác hợp lý các nguồn lực tài chính tiềm năng và sẵn có trong nền kinh tế quốc dân, đi đôi với bồi dƣỡng và tăng cƣờng các nguồn thu nhằm tiếp ứng yêu cầu ngày càng cao trong đảm bảo quan hệ cân đối NSNN.

Các nguồn lực tài chính ở đây thực chất là các khoản thu (thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác) đƣợc huy động vào NSNN. Trong quá trình huy động các nguồn thu vào NS, thuế phải đƣợc sử dụng đầy đủ các chức năng vốn có của nó: Vừa là công cụ huy động nguồn lực, vừa là công cụ điều tiết kinh tế vừa là công cụ bồi dƣỡng các nguồn thu sẵn có và tiềm ẩn.

Trong tác phẩm: “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của nhân loại”, Adam Smith (1723-1790), nhà kinh tế học ngƣời Anh đã đƣa ra các nguyên tắc cơ ban để xây dựng một hệ thống thuế tối ƣu là đánh thuế phải phù hợp với khả năng và sức lực của dân cƣ, mức thuế và thời hạn thanh toán thuế phải đƣợc xác định một cách hợp lý, các phi phí thu nộp thuế phải thấp nhất,... Kế thừa, bổ sung và phát triển các nguyên tắc cơ bản xây dựng một hệ thống thuế tối ƣu của Adam Smith, các nhà kinh tế học hiện đại đã đƣa ra các chuẩn mực có ý nghĩa là kim chỉ

nam cho các quốc gia trong việc thiết lập hệ thống thuế gắn với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế hiện đại và đòi hỏi của một xã hội dân chủ.

Tính hiệu quả của hệ thống thuế còn đƣợc đánh giá đối với cả công tác quản lý thu thuế. Hiệu quả của công tác quản lý thu thuế đƣợc xem xét và đánh giá trong mối quan hệ giữa mức chi phí tổ chức quản lý thu thuế và số thuế đƣợc tập trung vào NSNN. Chi phí tổ chức quản lý thu thuế càng thấp và số thuế tập trung vào NSNN càng lớn thì tính hiệu quả của hệ thống thuế càng cao. Chi phí tổ chức quản lý thu thuế, nó bao gồm các chi phí trực tiếp của các cơ quan quản lý thu thuế và phi phí từ ngƣời nộp thuế. Mức độ phát sinh các chi phí hành chính thuế phụ thuộc vào tính đơn giản hay phức tạp của hệ thống thuế và từng sắc thuế, quy trình tổ chức quản lý thu nộp thuế có hợp lý hay không?

Khâu quan trọng nhất trong huy động của nguồn thu NSNN là tổ chức chấp hành NS mà thực chất là sử dụng tổng lực thể chế, cơ chế, chính sách và các biện pháp kinh tế tài chính và ngay cả biện pháp hành chính trong quá trình thực thi. Trong quá trình đó, cũng phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ về công tác chuyên môn giữa các cơ quan: Tài chính, Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nƣớc và các cơ quan hữu quan khác; từ khâu kế hoạch, tổ chức thực hiện đến khâu quyết toán NS. Tổ chức chấp hành thu NS có tính chất quyết định đến cân đối NS trong năm tài khóa.

1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thu ngân sách nhà nƣớc

Để đánh giá hiệu quả thu NSNN của một quốc gia hay một tỉnh, dựa trên các tiêu chí sau:

1.3.2.1. Tỷ lệ thu ngân sách trên GDP

Tiêu chí này phản ánh tỷ lệ huy động ngân sách trên tổng GDP qua các năm. Bình quân chung tỷ lệ huy động toàn quốc đạt từ 21%-23%. Tiêu chí này đƣợc tính toán dựa trên số liệu về thu ngân sách hàng năm và GDP năm đó của một tỉnh hoặc quốc gia.

Tỷ lệ thu ngân sách trên

GDP =

Tổng thu ngân sách của tỉnh

x 100 Tổng GDP của tỉnh

Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đồng tiền thuế, phí, lệ phí…thu đƣợc trong tổng GDP của tỉnh hay tổng thu NS chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng GDP. Tỷ lệ này càng cao biểu hiện hiệu quả thu ngân sách tăng lên

1.3.2.2.Tỷ lệ thu nội địa trên dự toán

Hiện tại, dự toán pháp lệnh ở nƣớc ta có 3 cấp do Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện ban hành. Dự toán pháp lệnh của các cấp dựa trên khả năng thu và cân đối chi trên địa bàn. Tỷ lệ thực hiện dự toán pháp lệnh cao thể hiện đƣợc hiệu quả của công tác thu NSNN. Tiêu chí này đƣợc tính dựa trên việc lấy số liệu thực thu của năm chia cho số dự toán mà Bộ Tài chính giao hàng năm.

Tỷ lệ thu nội địa trên dự

toán =

Tổng thu nội địa của tỉnh

x 100 Dự toán pháp lệnh đƣợc giao

của tỉnh

Chỉ tiêu này phản ánh tổng thu nội địa của tỉnh đạt bao nhiêu phần trăm so với dự toán pháp lệnh giao trong năm, thể hiện hiệu quả của hoạt động thu ngân sách của tỉnh so với kế hoạch đƣợc giao.

1.3.2.3.Tỷ lệ nợ đọng tiền thuế

Tiêu chí này đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế. Chỉ tiêu trên đƣợc tính bằng cách so sánh giữa số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12 với tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý trong năm thực hiện. Hàng năm, Tổng cục Thuế thƣờng giao chỉ tiêu phấn đấu cho các Cục Thuế là 5%.

Tỷ lệ tiền nợ đọng thuế =

Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá

x 100 Tổng thu nội địa do ngành

thuế quản lý

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế nợ đọng đến cuối năm chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý. Tỷ lệ này càng giảm thì càng biểu hiện hiệu quả thu thuế cao

1.3.2.4.Tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng

Tiêu chí này đánh giá hiệu quả trong công tác cải cách, hiện đại hoá ngành thuế. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng cách lấy tổng số doanh nghiệp đã kê khai thuế qua mạng chia cho tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.

Tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng

=

Số doanh nghiệp nộp tờ khai thuế qua mạng

x 100 Số doanh nghiệp đang

hoạt động

1.3.2.5.Tỷ lệ thu ngân sách trên chi phí

Đƣợc tính bằng cách lấy tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý chia cho tổng chi phí mà ngành thuế đã chi ra.

Tỷ lệ thu ngân sách trên chi phí

=

Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý

x 100 Tổng chi phí do ngành thuế

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu đƣợc bao nhiêu tiền thuế. Tỷ lệ này càng lớn biểu hiện hiệu quả thu ngân sách càng cao

1.3.2.6. Tỷ lệ số tờ khai thuế nộp đúng hạn

Tiêu chí này đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý kê khai và tính thuế. Tiêu chí này đƣợc tính dựa trên số lƣợng tờ khai nộp đúng hạn theo quy định của các Luật thuế chia cho tổng số tờ khai đã nộp tại cơ quan thuế.

Tỷ lệ số tờ khai thuế nộp đúng hạn = Tổng số lƣợng tờ khai nộp đúng hạn x 100 Tổng tờ khai đã nộp

Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu tờ khai đúng hạn trong tống số tờ khai đã nộp cho cơ quan thuế.

1.3.2.7. Tỷ lệ doanh nghiệp đã tiến hành thanh tra, kiểm tra

Tiêu chí này phản ánh hoạt động chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật của NNT và đƣợc tính bằng số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên tổng số doanh nghiệp hiện đang quản lý.

Tỷ lệ doanh nghiệp đã tiến hành thanh tra, kiểm tra =

Tổng doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra

x 100 Tổng doanh nghiệp hiện đang

quản lý

Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trong tống số doanh nghiệp đang quản lý.

1.3.2.8. Tỷ lệ số thuế truy thu bình quân qua một cuộc thanh tra, kiểm tra

Tiêu chí này đánh giá đƣợc hiệu quả mang lại từ hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế và đƣợc tính dựa trên tổng số thuế đã truy thu chia cho tổng số cuộc thanh tra,

kiểm tra.

Tỷ lệ số thuế truy thu bình quân qua một cuộc thanh tra, kiểm tra =

Tổng số thuế đã truy thu

x 100 Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra

Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đồng tiền thuế đƣợc truy thu qua một cuộc thanh tra, kiểm tra.

1.3.2.9. Tỷ lệ số giờ khai thuế, nộp thuế bình quân của NNT

Tiêu chí này phản ánh thời gian cần thiết để một doanh nghiệp phải bỏ ra để làm các thủ tục về thuế trong một năm và đƣợc tính dựa trên tổng số thời gian mà doanh nghiệp thực hiện các công việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế và các thủ tục khác với cơ quan thuế.

Tỷ lệ số giờ khai thuế, nộp thuế bình quân của NNT

=

Tổng số thời gian doanh nghiệp đã bỏ ra để làm các thủ tục về thuế trong một năm

x 100 Tổng số thời gian cần thiết doanh

nghiệp phải bỏ ra để làm các thủ tục về thuế trong một năm

Chỉ tiêu này phản ánh số thời gian doanh nghiệp đã bỏ ra để làm các thủ tục về thuế trên tổng số thời gian cần thiết phải bỏ ra để làm thủ tục về thuế trong năm.

1.3.3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nƣớc

Lý luận và thực tiễn đã cho thấy, nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nƣớc là yêu cầu cần thiết và tất yếu đối với mọi quốc gia.

Thứ nhất: Xuất phát từ vai trò quan trọng của thu NSNN:

Ngân sách nhà nƣớc ra đời cùng với sự ra đời của nhà nƣớc, một nhà nƣớc không thể tồn tại nếu không có ngân sách để hoạt động. Với nhu cầu chi ngân sách

ngày càng tăng đòi hỏi thu ngân sách cũng phải đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiêu việc huy động nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ sức khoẻ của nền kinh tế, các doanh nghiệp có làm ăn hiệu quả không, đời sống dân cƣ có sung túc không… đòi hỏi phải có một mức động viên hợp lý để vừa tăng thu cho NSNN, vừa thúc đẩy kinh tế phát triển, vừa thu hút các nhà đầu tƣ…

Mặt khác, thu NSNN phải góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế, sao cho nền kinh tế phát triển theo đúng định hƣớng đã định ra, đầu tƣ sở hạ tầng nhƣ thế nào để kích thích tăng trƣởng, điều tiết thu nhập của những ngƣời có thu nhập cao một cách hợp lý nhƣng cũng phải có chính sách trợ giá, trợ cấp cho những ngƣời có thu nhập thấp, chính sách phúc lợi… đòi hỏi sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thu NSNN.

Thứ hai: Xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế hội nhập

Nƣớc ta đang dần hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, với yêu cầu xoá bỏ hàng rào thuế quan, phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, phải đơn giản hoá thủ tục hành chính…, từ đó đòi hỏi công tác thu NSNN nhất là thuế phải đổi mới, cải cách để phù hợp với thông lệ quốc tế, hƣớng tới tăng thu nội địa, giảm thu từ xuất- nhập- khẩu…

Tất cả những yêu cầu trên, đòi hỏi công tác thu NSNN phải nâng cao hiệu quả hơn nữa đề đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và quốc tế.

1.3.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả thu ngân sách nhà nƣớc

Nguồn thu chủ yếu của NSNN là nguồn thu thuế, do đó các nhân tố tác động đến hiệu quả thu NSNN chủ yếu là các nhân tố tác động đến thu thuế.

1.3.4.1.Nhóm nhân tố từ ngành thuế

* Thứ nhất, cơ sở vật chất phục vụ thu NSNN

Là toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, các phƣơng tiện, công cụ, hệ thống thông tin để sử dụng vào mục đích quản lý thuế bao gồm:

+ Hệ thống trụ sở làm việc của cơ quan thuế tại các địa phƣơng. Mỗi một cơ quan quản lý để thực hiện nhiệm vụ của mình thì cần thiết phải có trụ sở làm việc, đây là nơi làm việc của cán bộ thuế cũng nhƣ thực hiện các giao dịch với NNT. Hệ thống trụ sở khang trang, rộng rãi, sạch đẹp sẽ tạo không gian làm việc tốt cho cán bộ thuế cũng nhƣ NNT đến làm việc, ngƣợc lại, hệ thống trụ sở không đảm bảo sẽ dễ gây ức chế cho cán bộ thuế và NNT.

+ Hệ thống công cụ, dụng cụ phục vụ công tác thu NSNN. Đây là những trang thiết bị vô cùng quan trọng để cán bộ thuế có thể thực thi công vụ của mình một cách hiệu quả. Hệ thống công cụ dụng cụ đầy đủ sẽ giúp cán bộ thuế thực hiện công vụ của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu thiếu công cụ, dụng cụ để thực hiện thì cán bộ thuế sẽ mất rất nhiều thời gian trong xử lý công việc chuyên môn cũng nhƣ khó lòng có thể hỗ trợ NNT một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, việc sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ một cách có hiệu quả sẽ tránh đƣợc tình trạng lãng phí trong cơ quan thuế, góp phần tiết kiệm đƣợc khoản kinh phí để đầu tƣ cho con ngƣời và đầu tƣ cho công tác hiện đại hóa ngành thuế.

* Thứ hai, công nghệ thông tin

Trong thời đại công nghệ nhƣ hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin giúp việc quản lý thuế đạt hiệu quả cao: Xây dựng, cập nhật hệ thống số liệu về doanh nghiệp một cách đầy đủ; Xây dựng phần mềm phục vụ cho việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chính xác; Kết nối thông tin trong nội bộ ngành, các ngành kinh tế khác cũng nhƣ với các doanh nghiệp. Hệ thống thông tin không thông suốt sẽ gây khó khăn trong việc quản lý thuế cũng nhƣ việc kê khai, nộp thuế của NNT.

* Thứ ba, nguồn nhân lực

Con ngƣời là nhân tố quyết định đến công tác quản lý. Vì vậy, năng lực đội ngũ cán bộ cao thì việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Do đó, đội ngũ cán bộ công chức cần phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn,

năng lực quản lý, tính trách nhiệm trong công việc. Trái lại, đội ngũ cán bộ có năng lực kém thì dù cơ sở vật chất, hạ tầng có hiện đại đến đâu cũng không có tác dụng, thậm chí gây lên tình trạng lãng phí.

* Thứ tư, nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ nhƣ chi tiền lƣơng, thƣởng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh bình phước (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)