1.3.4.1 .Nhóm nhân tố từ ngành thuế
2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CỤC
THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC
2.3.1. Thực trạng chung
Trên cơ sở những nguồn lực sẵn có, ngành thuế tỉnh Bình Phƣớc luôn tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả trong công tác thu NSNN. Qua quá trình tính toán, phân tích một loạt các chỉ số, ta có bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác thu NSNN dƣới đây:
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của công tác thu NSNN từ năm 2010 đến năm 2014
TT Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bình quân 1 Tổng thu NSNN/GDP (%) 43,73 51,15 50,71 43,53 38,45 45,51 2 Tổng thu nội địa/Dự toán
pháp lệnh (%) 136,46 153,85 115,30 73,41 96,36 115,08 3 Tỷ lệ nợ đọng tiền thuế (%) 10,98 12,91 14,61 22,55 26,16 17,44 4
Tổng số thuế thu đƣợc/Tổng chi phí cho công tác quản lý thuế (lần)
54,47 46,25 49,33 30,09 27,23 41,47
5
Tỷ lệ DN kê khai thuế qua mạng/Tổng số DN đang hoạt động (%)
76
6 Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng
hạn (%) 91,87 89,94 92,05 92,69 95,46 92,40 7 Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh
tra, kiểm tra (%) 6,02 14,27 16,04 16,01 13,07 13,08 8
Số thuế truy thu bình quân qua một cuộc thanh tra, kiểm tra (Triệu đồng)
44,58 33,52 28,56 40,55 116,22 52,69
9
Số giờ khai thuế, nộp thuế bình quân của NNT
(giờ/năm)
755 704 684 675 642 692
Từ bảng 2.4 ta thấy, Từ năm 2010 đến năm 2014, chỉ có 5/9 tiêu chí là đạt khá (tỷ lệ Tổng thu NSNN/GDP, tỷ lệ Tổng thu nội địa/dự toán pháp lệnh, tỷ lệ tờ khai nộp đúng hạn, tỷ lệ DN đã thanh tra kiểm tra và số thuế truy thu bình quân qua một cuộc thanh tra kiểm tra), còn lại 4/9 tiêu chí khác chƣa thực sự hiệu quả, cụ thể:
- Tỷ lệ nợ đọng tiền thuế năm sau tăng cao so với năm trƣớc, tốc độ tăng bình quân từ 2% đến 4%, tuy nhiên năm 2013 so với năm 2012 tăng đột biến (tăng 7,94%). Tỷ lệ nợ bình quân 5 năm (2010-2014) là 17,44%, trong khi tỷ lệ bình quân Tổng cục Thuế giao là 5%. Qua chỉ tiêu trên cho thấy: hiệu quả của công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc là không cao, chƣa có các biện pháp quyết liệt trong việc giải quyết nợ đọng, thể hiện sự buông lỏng quản lý trong một thời gian dài.
- Về tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế và nộp thuế qua mạng: Việc khai thuế qua mạng đƣợc Tổng cục Thuế giao cho Cục thuế triển khai từ năm 2014, tuy nhiên dù rất kiên quyết triển khai nhƣng do hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin ở một số huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, mặt khác tại Bình Phƣớc với phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên kinh phí, trình độ cũng nhƣ khả năng tiếp cận với các dịch vụ mới còn hạn chế, tâm lý ngại thay đổi. Từ đó dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng đạt thấp là 76% trên tổng số doanh nghiệp đang quản lý (đứng thứ 60/63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc). Điều này thể hiện công tác hiện đại hoá ngành thuế ở Bình Phƣớc vẫn triển khai chậm và chƣa đạt hiệu quả cao.
- Tiêu chí tổng số thuế thu đƣợc trên tổng chi phí cho công tác thu: Từ năm 2010 đến năm 2014, chi phí cho công tác thu thuế ngày một tăng lên, cụ thể: Nếu nhƣ năm 2010 chỉ 1 đồng tiền chi phí bỏ ra thì sẽ thu đƣợc 54,47 đồng tiền thuế; trong khi năm 2014 bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu về là 27,23 đồng. Điều đó thể hiện chi phí cho bộ máy quá cồng kềnh, còn lãng phí và chƣa hiệu quả, trong khi số thu tăng không tƣơng ứng nhất là năm 2013 và năm 2014.
năm 2014, chỉ tiêu trên có giảm dần qua các năm, tuy nhiên bình quân là 692 giờ/năm vẫn ở mức cao so với cả nƣớc và khu vực. Cụ thể: ở Singapore là 82 giờ, Malaysia là 133 giờ, Thái Lan là 264 giờ. Nhƣ vậy ta có thể thấy doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Bình Phƣớc nói riêng phải bỏ ra rất nhiều thời gian để làm các thủ tục về thuế, từ đó có thể thấy tiến độ cải cách thủ tục hành chính về thuế diễn ra chậm, chƣa thực sự hiệu quả.
Mặt khác, trong 5/9 tiêu chí là đạt khá thì cũng còn bộ lộ một số hạn chế nhƣ: - Các tiêu chí về thanh tra, kiểm tra tuy đạt về số lƣợng doanh nghiệp đƣợc thanh tra, kiểm tra cũng nhƣ số thuế truy thu bình quân qua một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế nhƣng chất lƣợng các cuộc thanh tra, kiểm tra vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhất là đối với doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc chuyển giá.
- Tỷ lệ tổng thu/GDP ngày một giảm qua các năm, nhƣ năm 2011 là 51,15% thì đến năm 2014 còn 38,45%, bình quân 5 năm là 45,51%.
- Tỷ lệ tổng thu nội địa/dự toán: bình quân 5 năm đạt 115,08%, tuy nhiên số thu cũng không ổn định, nhất là năm 2013 và 2014.Từ đó có thể thấy, công tác lập dự toán, dự báo, bảo vệ dự toán, cũng nhƣ công tác chỉ đạo, điều hành thu chƣa thực sự đạt hiệu quả cao.
2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu cụ thể