ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THU NSNN TẠI CỤC THUẾ BÌNH PHƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh bình phước (Trang 83)

2.4.1. Kết quả đạt đƣợc

ủy, HĐND, UBND tỉnh, Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính nên những năm qua, ngành thuế tỉnh Bình Phƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ. Cụ thể:

Thứ nhất, Bình Phƣớc là một trong những tỉnh có tỷ lệ Tổng thu NSNN/GDP khá cao. Điều đó thể hiện sự nỗ lực của ngành thuế trong việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách, tích cực thu hồi nợ đọng, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp…

Thứ hai, tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai đúng hạn cao, điều đó chứng tỏ việc đôn đốc, quản lý của cán bộ thuế đƣợc tăng cƣờng cũng nhƣ ý thức chấp hành của ngƣời nộp thuế đƣợc nâng lên rõ rệt.

Thứ ba, tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra và số thuế truy thu qua kiểm tra, thanh tra cao, từ đó cũng góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi thủ đoạn gian lận thuế.

Thứ tư, công tác quản lý đăng ký thuế, cấp mã số thuế kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mới ra đăng ký kinh doanh.

Thứ năm, công tác kê khai, kế toán thuế đã đạt đƣợc hiệu quả tích cực trong việc đôn đốc nộp tờ khai đúng hạn.

2.4.2. Hạn chế

Luật Thu NSNN ra đời đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng trong công tác thu ngân sách. Trong thời gian triển khai, thực hiện công tác thu ngân sách đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên thực tế áp dụng vẫn còn một số hạn chế, cụ thể: - Tỷ lệ tổng thu nội địa trên dự toán pháp lệnh của tỉnh đạt thấp.

- Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế còn kém hiệu quả, chƣa có sự phối hợp cao của của các cấp, các ngành, nhất là cơ quan công an.

- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế vẫn chƣa thực sự hiệu quả nên chƣa trở thành công cụ răn đe, uốn nắn NNT thực hiện nghiêm chỉnh chính sách về thuế.

- Quản lý kê khai, kế toán thuế còn phức tạp, việc áp dụng kê khai qua mạng còn diễn ra chậm nên khiến cho doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian.

- Tiêu chí số giờ khai thuế, nộp thuế bình quân của NNT còn khá cao.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến với ngƣời dân còn chƣa kịp thời và chƣa đạt hiệu quả cao. Đồng thời, các văn bản hƣớng dẫn của Cục Thuế ban hành còn chung chung, khó triển khai trên thực tế. Chƣa kịp thời tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp, cách thức tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp còn chậm đối mới.

- Bộ máy thu NSNN còn bất hợp lý.

- Trình độ cán bộ thuế vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong tình hình mới nhƣ chậm cập nhất các văn bản mới về thuế, không tích cực trong công tác tham gia góp ý các dự thảo về thuế, tình trạng cán bộ thuế còn làm kế toán cho doanh nghiệp hoặc tiếp tay cho doanh nghiệp trốn thuế… còn diễn ra phổ biến.

- Công tác kiểm tra nội bộ ngành chƣa đạt hiệu quả.

2.4.3. Nguyên nhân

Công tác thu ngân sách trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này nhƣ nguyên nhân từ cơ quan thuế, ngƣời nộp thuế và cơ chế, chính sách. Dƣới đây chúng ta sẽ lần lƣợt xem xét những nguyên nhân ảnh hƣởng tới công tác thu NSNN thời gian qua.

2.4.3.1.Nguyên nhân từ phía cơ quan thuế

 Nguồn tài chính thực hiện công tác thu NSNN về cơ bản đã đƣợc cung cấp đầy đủ nhƣng vẫn phân bổ chƣa hợp lý dẫn đến tình trạng lãng phí và chƣa hiệu quả.

 Công tác quản lý nợ thuế còn nhiều hạn chế là do chƣa thực sự quyết liệt trong công tác thu hồi nợ đọng. Việc xử phạt chậm nộp tiền thuế chƣa thực hiện

triệt để cƣỡng chế nợ thuế. Việc phối hợp giữa các phòng chức năng, các Chi cục Thuế trong việc xử lý hồ sơ miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ thuế chƣa kịp thời.

 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn nhiều tồn tại là do các nguyên nhân sau:

- Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra chƣa tƣơng xứng với khối lƣợng công việc và vai trò thanh tra, kiểm tra thuế. Lực lƣợng cán bộ chuyên trách thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đến hết năm 2013 là 21,6% trên tổng số cán bộ, công chức ngành thuế, thấp hơn tỷ lệ chung của cả nƣớc (23,2%) trong khi đó số lƣợng doanh nghiệp quản lý trên địa bàn là rất lớn, vì vậy khó đạt đƣợc kế hoạch thanh tra, kiểm tra do Tổng cục Thuế giao.

- Năng lực chuyên môn và tính liêm chính của một bộ phận cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế còn thấp nên việc phân tích báo cáo tài chính tại một số doanh nghiệp chƣa sâu, chƣa phát hiện đƣợc bất hợp lý giữa số liệu trên các báo cáo của đơn vị. Cán bộ vẫn còn yếu về kỹ năng thanh tra, kiểm tra và khả năng sử dụng các thiết bị tin học, trình độ ngoại ngữ hạn chế nên khi giao dịch với các công ty nƣớc ngoài gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, một số cán bộ thanh tra, kiểm tra ở cơ sở còn chƣa nắm rõ các chính sách thuế, chƣa thành thạo về kế toán doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hành vi vụ lợi cá nhân, lợi dụng thanh tra, kiểm tra để gây phiền hà cho NNT vẫn còn tồn tại nhƣng chƣa đƣợc phát hiện và kịp thời xử lý triệt để.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra còn chƣa hoàn thiện, dữ liệu thiếu và không kịp thời, các thông tin về tình hình kinh doanh, lịch sử doanh nghiệp chƣa đầy đủ, chậm thay đổi và cập nhật thông tin NNT, …

- Chƣa có sự phối hợp tốt trong việc giám sát tình hình kê khai của doanh nghiệp giữa các bộ phận kê khai, kiểm tra tại CQT. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận không nhỏ NNT chƣa cao nên dẫn tới tình trạng trốn thuế, lậu thuế vẫn phổ biến.

 Tiến độ thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hoá ngành thuế còn diễn ra chậm, chƣa tƣơng xứng với khả năng hiện tại. Các bộ thủ tục hành chính tuy đã đƣợc cắt giảm về số lƣợng và thời gian nhƣng vẫn còn nhiều và phức tạp. Do đó, doanh nghiệp vẫn mất nhiều thời gian trong việc kê khai, nộp thuế.

 Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế mặc dù thực hiện khá đa dạng về hình thức và với số lƣợng lớn nhƣng nội dung tuyên truyền chƣa thực sự phong phú, làm cho công tác tuyên truyền vẫn xa rời quần chúng. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT vẫn còn thiếu, thể hiện ở việc chen lấn, xô đẩy nhau khi nộp tờ khai thuế, gây ức chế cho cán bộ thuế. Mặt khác, kinh phí cho hoạt động tuyên truyền còn ít nên việc đa dạng các hình thức tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn.

 Cơ cấu tổ chức bộ máy còn bất hợp lý là do Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ đối với các bộ phận ở cấp Cục Thuế vẫn còn chung chung, chƣa tách biệt. Chức năng quản lý nợ nên để cùng với chức năng kê khai và kế toán thuế thì lại tách riêng, trong khi đó chức năng pháp chế rất quan trọng thì lại chƣa tách riêng đƣợc.

 Đội ngũ cán bộ thuế chƣa có kỹ năng chuyên sâu, khả năng ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học vào quản lý còn chƣa phù hợp với yêu cầu thu NSNN hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính thuế, thậm chí một bộ phận thu NSNN chƣa nắm vững và thực hiện tốt các chính sách thuế và quy trình biện pháp nghiệp vụ thuế hiện hành. Thái độ và phong cách ứng xử của một bộ phận cán bộ thuế chƣa thật sự tận tụy, công tâm, khách quan, chƣa trở thành bạn đồng hành với NNT trong việc thực hiện các luật thuế.

 Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng, công cụ dụng cụ và hệ thống thông tin vẫn chƣa đảm bảo. Hệ thống thông tin ngành thuế đã không bắt kịp với sự thay đổi của chính sách. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế chƣa thật sự phổ biến, chƣa áp dụng triệt để công nghệ trong xử lý công việc dẫn đến công việc xử lý chậm. Việc triển khai hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin ở huyện, thị vùng sâu, vùng xa vẫn còn

chậm nên tình hình kê khai thuế qua mạng ở các Chi cục Thuế hầu nhƣ vẫn chƣa triển khai đƣợc.

2.4.3.2. Nguyên nhân từ phía người nộp thuế

Bên cạnh một bộ phận không thực sự am hiểu và thƣờng xuyên cập nhật chính sách thuế mới thì còn một bộ phận không nhỏ NNT có ý thức chấp hành pháp luật còn kém do đó đã ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng của công tác thu NSNN. Mục tiêu của NNT là tối đa hóa lợi nhuận, do đó, họ tìm đủ mọi cách để thực hiện nghĩa vụ với NSNN là thấp nhất, điều này đã làm thất thu cho NSNN đồng thời không đảm bảo đƣợc tính công bằng cũng nhƣ hiệu lực, hiệu quả của chính sách thuế.

Ngoài ý thức chấp hành pháp luật của NNT thì vấn đề tài chính của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân quan trọng khiến doanh nghiệp không thể chấp hành tốt pháp luật về thuế. Nhiều đơn vị thực hiện kê khai thuế đầy đủ nhƣng vẫn gặp khó khăn về tài chính do đó không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ với NSNN, dẫn đến tỷ lệ nợ đọng ngày càng tăng cao. Điều này gây ảnh hƣởng đến số thu của tỉnh cũng nhƣ làm tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp do bị phạt nộp chậm tiền thuế.

2.4.3.3. Nguyên nhân từ cơ chế chính sách

Chính sách, pháp luật thuế ở nƣớc ta còn phức tạp, chƣa đáp ứng đƣợc tính công bằng, công khai và minh bạch là do hệ thống chính sách, pháp luật về thuế còn chồng chéo, vẫn còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nƣớc với doanh nghiệp nƣớc ngoài, giữa cá nhân nƣớc ngoài và cá nhân trong nƣớc. Bên cạnh đó, nhiều chính sách xã hội đƣợc lồng ghép vào chính sách thuế càng làm cho hệ thống chính sách thuế của nƣớc ta thêm phức tạp và khó thực hiện.

Các quy định của UBND tỉnh còn chƣa phù hợp với điều kiện hiện tại. Một số văn bản đã lỗi thời nhƣng vẫn chƣa thay đổi. Thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh còn rƣờm rà, gây khó khăn cho cơ quan thuế trong vấn đề quản lý thu, đặc biệt là quyết định bảng giá tính lệ phí trƣớc bạ.

Kết luận chƣơng 2

Trên cơ cở lý luận nền tảng ở chƣơng 1, trong chƣơng 2, luận văn tập trung phân tích thực trạng hiệu quả thu NSNN tại Cục thuế tỉnh Bình Phƣớc từ năm 2010 đến năm 2014.

Những kết quả đạt đƣợc và hạn chế của công tác thu NSNN đã thể hiện phần nào những cố gắng, nỗ lực của cơ quan thuế, cũng nhƣ bộc lộ những yếu kém cần khắc phục. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế là do hệ thống pháp luật thuế chƣa hoàn chỉnh, công tác tổ chức thu chƣa phù hợp với thực tiễn do đội ngũ cán bộ còn hạn chế về trình độ và năng lực, do ngƣời nộp thuế còn chƣa nhận thức đầy đủ về chính sách thuế… Từ những ƣu điểm và hạn chế về công tác thu NSNN tại Cục thuế tỉnh Bình Phƣớc trong thời gian qua để làm cơ sở cho việc đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tại Cục thuế tỉnh Bình Phƣớc trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC

Trên cơ sở các phân tích đánh giá tại chƣơng 2, để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chƣơng 3 của luận văn tập trung vào ba nội dung chính: (i) Trình bày quan điểm và định hƣớng nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nƣớc tại cục thuế tỉnh Bình Phƣớc. (2) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nƣớc tại Cục thuế tỉnh Bình Phƣớc. (iii) Kiến nghị với các cơ quan chức năng có liên quan.

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC

3.1.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nƣớc

Trên cơ sở thực tiễn hoạt động quản lý của địa phƣơng và tổng kết các kinh nghiệm của công tác thu NSNN của các đơn vị bạn. Quan điểm nâng cao hiệu quả thu NSNN của ngành thuế tỉnh Bình Phƣớc trong thời gian tới là:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả thu NSNN trên cơ sở tuân thủ nghiêm đƣờng lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc luôn là kim chỉ nam trong hành động của tất cả các ngành, các cấp, trong đó có ngành Thuế. Vì vậy, nâng cao hiệu quả thu NSNN trƣớc hết phải phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về đổi mới thu NSNN, đảm bảo thi hành nghiêm các Luật thuế, phát huy tối đa công cụ thuế trong quản lý nhà nƣớc, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả thu NSNN phải gắn liền với cải cách hệ thống thuế và thu NSNN nói chung. Đổi mới công tác thu NSNN ở địa phƣơng phải căn cứ vào hệ thống chính sách thuế, những quy định về thu NSNN trong điều kiện hội nhập vì hệ thống chính sách thuế và thu NSNN là hành lang pháp lý để có thể thực hiện công tác thu NSNN ở mỗi địa phƣơng. Nếu tách rời với cải cách hệ thống thuế

thì sẽ không thực hiện đƣợc các mục tiêu hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính do Chính phủ đề ra.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả thu NSNN theo hƣớng thực hiện đồng bộ tất cả các khâu trong công tác thu NSNN. Công tác thu NSNN là một tổng thể gồm rất nhiều công tác nhƣ đã phân tích ở trên. Vì vậy, để công tác thu NSNN thực sự có hiệu quả thì đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu từ tuyên truyền, hƣớng dẫn chính sách thuế đến tổ chức bộ máy, cán bộ, phân cấp chức năng quản lý và cuối cùng là thực hiện nghiêm các quy trình và thủ tục quản lý đã đề ra. Nếu một khâu thực hiện không tốt thì công tác thu NSNN cũng không thể đạt hiệu quả cao đƣợc.

3.1.2. Định hƣớng nâng cao hiệu quả thu NSNN đến năm 2020

Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 17/5/2011 (theo Quyết định số 732/2011/QĐ-TTg) là văn bản pháp lý quan trọng, là kim chỉ nam để ngành thuế thực hiện cải cách, triển khai các giải pháp đồng bộ để đạt đƣợc mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Chiến lƣợc phát trển kinh tế - xã hội 2011 – 2020. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phƣơng thì định hƣớng hoàn thiện công tác thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc trong thời gian tới là:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả thu NSNN trên cơ sở nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật về thuế. Trên cơ sở hệ thống, chính sách pháp luật, CQT phải tuyên truyền, ban hành các văn bản hƣớng dẫn về thuế để chính sách thuế thực sự đi vào thực tế một cách có hiệu quả. Một chính sách thuế có hiệu quả là một chính sách thuế mà mọi ngƣời dân đều hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành, do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh bình phước (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)